Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016


"Cuộc đời ấy mà, có vô vàn mối quan hệ, vô vàn những người để chung vui, nhưng sau tất cả ta vẫn chỉ cần có một người không cần lưu số trong danh bạ, không cần ngày ngày hỏi han, không cần gặp mặt thường xuyên, chỉ cần nhớ thì sẽ xuất hiện bằng tất cả sự nhiệt thành, ấm áp nhất!
- Có ai như thế xuất hiện trong cuộc đời bạn chưa?"
|st Mộc Diệp Tử|

Mùa hè áo xanh

13606719_1781404432092492_6387754879642509072_n.jpg
Bức ảnh này chụp vào thời điểm vụ cá chết xảy ra, và Quảng Bình viết một bài báo nói du lịch có tín hiệu vui trở lại.
Trong ảnh là những thanh niên mặc áo xanh, đang vui đùa trên một vùng biển vào thời điểm đó không ai chắc chắn là an toàn đến đâu. Tấm áo họ mặc màu xanh, gần giống với màu áo xanh của những chiến sĩ mùa hè xanh quen thuộc.
Cũng trong tấm áo ấy, ba nữ sinh Ngoại thương chưa tròn 20 tuổi đã chết đuối khi đi qua một con suối ở Quảng Ninh khi đang ở trong Mùa Hè Xanh.
Tôi cảm thấy khó thở khi đọc dòng viết này trên báo "Gia đình các nạn nhân cũng bày tỏ dù rất đau xót vì con em mình đã thiệt mạng khi tham gia hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh nhưng sự ra đi của các nữ sinh không vô ích. Họ đã cống hiến tuổi trẻ cho cuộc sống này."
Câu viết này có thể buồn cười với rất nhiều người, nhưng nó tóm tắt đầy đủ ý mà cái chiến dịch mùa hè xanh đó đã hành xử với người trẻ - những người vào đại học.
Mùa Hè Xanh được gọi là "chiến dịch" và những người tham gia mang chức vụ "chiến sĩ". Mùa hè xanh trao cho những cán bộ đoàn thứ quyền lực vô hạn: điều khiển bạn cùng lớp, cùng trường, làm những việc theo họ yêu cầu mà không có quyền cãi lại. "Chiến sĩ" cũng đồng nghĩa với việc bạn sinh viên tham gia không được quyền hỏi tại sao họ phải làm cái việc vô lý này, mà không làm cái điều có lý khác.
Biến một hoạt động mang tính tình nguyện thành sản phẩm như một đoàn quân, Mùa hè xanh tạo được những thành tích khiến cả bên điều khiển lẫn "chiến sĩ" đều vui lòng. Họ mặc áo xanh, ồn ào lao tới một mặt trận nào đó, "quét" qua đó bằng nhiều quyết tâm lấp lánh thành tích.
Cán bộ đoàn có thêm một nấc thang để leo cao hơn đến con đường chính trị mà họ ham mê - thấy dễ nhất là các cán bộ đoàn trường đại học nhanh chóng nhận được việc làm trong trường, làm ở thành đoàn, thành cán bộ thành đoàn, và trở thành quan chức.
"Chiến sĩ" có được thứ thực dụng nhất mà họ tìm kiếm: điểm rèn luyện để là sinh viên tốt, tìm được bạn trai, bạn gái, và có một mùa hè miễn phí.
Sự vô tư thỏa mãn cả hai bên, và người ta thấy những bức ảnh xanh ngời chiến sĩ mùa hè xanh "ra trận".
Họ chỉ quên mất mỗi một điều: Ai là mặt trận đây?
1000 thanh niên tình nguyện làm con đường 700m và tiêu hết 1,5 tỷ đồng từng gây xôn xao trên mạng hồi 2013. Số thanh niên bu đen con đường như kiến, hình chụp thì hoành tráng, tiền tốn thì nhiều. 700m đường đó, với 1,5 tỷ đó và chỉ mấy chục bác già nông dân trong xóm, chắc đắp một buổi nhoằng cái xong cả con đường.
Hàng ngàn hàng trăm "chiến sĩ" đứng bu đầy cổng trường "tiếp sức mùa thi" không làm gì cả, cười đùa nhốn nháo, kệ xừ thí sinh thích ra sao thì ra, hay cảnh 10 tình nguyện viên tranh nhau chăm sóc một thí sinh vì... ế quá.
Có năm tôi đến nhà một bạn đại gia kia, cho sĩ tử ở trọ cả ngôi nhà ba tầng miễn phí. Bên Tiếp sức mùa thi khấp khởi lao tới xin được “hỗ trợ mùa thi” ngay ở cổng nhà ông. Ý là nếu có sinh viên ghé qua ở, họ có thể giúp các em vào nhà, chỉ đường các em đi thi. Chiếc bàn “tiếp sức mùa thi” được lập ngay trước cửa nhà ông. Hơn chục tình nguyện viên đứng cười nói selfie ở đó. Trong khi ấy, ông chủ nhà và hai đứa con nhỏ phải vầy cực cả hơn hai ngày để dọn sạch ngôi nhà, không một tình nguyện viên nào giúp.
Ông kể: “Lúc đài truyền hình qua quay, thì thấy các em xách chổi ra quét trước cửa”. Ông cười rồi đi vào nhà. Vậy hơn chục bạn trẻ “tình nguyện” ấy đang tình nguyện vì ai, tình nguyện vì cái gì, và trên mặt trận nào?
Có năm, số lượng tình nguyện viên tiếp sức mùa thi đông tới nỗi, cán bộ đoàn nghĩ ra “sáng kiến” cho các bạn ra đứng giữa đường làm dải phân cách, đặng ngăn xe cho các em sĩ tử. Câu hỏi duy nhất là, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiếc xe nào đó lao vào các bạn? Cảnh sát giao thông vẫn có ở đó để phân làn xe cơ mà?
Bạn tôi đi làm tình nguyện ở Buôn Ma Thuột, tự dưng trưởng chiến dịch bắt cả lũ đi... nhổ cỏ. Trong khi ấy, mùa hè mưa nhiều, cỏ ở đường trên Buôn Ma Thuột mọc đầy. Ai hơi đâu mà nhổ cỏ. Nếu cần rẫy cỏ vì làm rẫy, vì làm sạch đường, chỉ một buổi bà con cắt và đốt là xong.
Mấy chục thanh niên tình nguyện trời nắng chang chang ra vỉa hè đường tập trung... tấn công cỏ. Những đứa trẻ 19 -20 tuổi đó hầu như đều thấy cái hiệu lệnh vô lý và ngu dốt kia, nhưng vẫn làm. Bởi đó là chiến dịch, và họ là chiến sĩ. Chiến sĩ thì miễn cãi. Và ai cũng cần có điểm rèn luyện khi hết mùa hè.
Những ai đã làm Mùa Hè Xanh khoảng 15 năm về trước khi quay lại nhà người dân quê đều nghe những chuyện cười ra nước mắt.
Tụi nó bảo đi ra đắp đường cho khỏi ổ gà mà mấy chục thanh niên làm cả tuần không xong, bác xốn mắt quá rủ mấy ông hàng xóm ra làm luôn cho nhanh, hết có buổi chiều. Mà ổ gà rồi thì lại ổ thôi, mùa mưa đến, đường đất, chẳng thể nào tránh được.
Tụi nó đến nhà thì vui, nhưng đám con gái hết sợ đen da, rồi sợ muỗi đốt, bọn con trai thì sợ làm việc nặng, mà ai cần đâu mà tụi nó phải cực vì bác vậy. Nhưng thôi nghĩ nó bằng tuổi con cháu mình lại thương không nỡ quát.
Vâng, “mặt trận” của các bạn đấy. Cái mặt trận mà các bạn tưởng là mình đi để giúp, đi để ban phát, đi để cho tặng sức khỏe, thân thể, tuổi trẻ, họ dường như bối rối và kinh ngạc trước những gì mà những người trẻ sầm sập mang lại trong cơn hưng phấn tình nguyện ồn ào.
Nhưng không hiểu vì sao, với tuyên ngôn là "chiến sĩ" và mùa hè là "mặt trận", những thanh niên ưu tú học vị cao lại có thể cắm đầu đi làm những việc chính họ không tin vào nó. Họ cắm đầu đi lấp một ổ gà. Họ đứng giữa đường giăng mình cho xe đi ngang. Họ trèo lên gỡ một mái nhà lá ra rồi... lợp lại cho đài truyền hình quay. Hay như trong bức ảnh kỳ cục này, họ tắm biển vì biển... an toàn rồi.
Cuối cùng của việc làm tình nguyện chẳng phải là ban ơn, chẳng phải là đem ánh sáng của bạn tới đêm tối nào, cũng chẳng phải là tôi đến đây hi sinh vì các anh chị cô chú.. Bạn chỉ đi thêm một nơi và có thêm điều tốt vào mình để lớn lên.
Cuối cùng của việc làm tình nguyện có khi chỉ là điểm rèn luyện.
Cuối cùng của mùa hè xanh có khi chỉ là để bạn có một mùa hè đi xa nhà miễn phí, để “thỏa chí tang bồng” cái tuổi khám phá mọi giấc mơ, để kết bạn, yêu đương hay quen với một vùng đất bạn chưa bao giờ đặt chân tới.
Cuối cùng của mùa hè, bạn phải lớn lên, không làm phiền “mặt trận”.
Vậy thì không thể đánh mất mình, không thể mù quáng, không thể làm đau chính bản thân và ai khác cả...
Mùa hè đâu có lỗi gì đâu.
Mà "cống hiến tuổi trẻ cho cuộc sống này" là gì đây?
Khải Đơn

Những trò lố.


Tại sao tôi dị ứng với mấy từ "làm từ thiện" các bạn có biết không ?
Đơn giản thôi vì tôi thấy nó là một chiêu đánh bóng tên tuổi rẻ tiền lợi dụng trên sự khó khăn của người khác.
Những sự thật mà tôi nhìn thấy nó khác hoàn toàn với cái mà tin tức đưa lên.
Một phóng viên trùm áo mưa nước ngập tới ngực, gió thổi vù vù, mưa táp vào mặt, phía xa có cái thuyền máy cứu hộ chạy qua cái vèo ...
 Quay xong cảnh phóng viên thản nhiên đứng dậy nước ngập qua đầu gối 1 tí.
Một bài báo viết về một cô XY nào đó vào tận vùng sâu vùng xa để thăm hỏi các em và tặng quà, cõng học sinh lội bùn đến lớp ...
 Nhưng lên hình thì mỗi tầm hình một bộ quần áo khác nhau trong cùng một khung cảnh.
Một nhà văn đăng trên trang của mình "mỗi cuốn sách bạn mua chúng tôi sẽ ủng hộ vào Quỹ người nghèo một số tiền là XYZ"

Ta đã từng không nhớ ...

Hôm qua đăng bài này rồi nhưng dưới dạng status và hoàn toàn xứng đáng để đăng lại dưới một dạng note. Đây là tuổi thơ của chính chúng ta - hãy đọc và tìm mình trong đó bạn nhé !
Hôm nay ngồi ăn cơm bố nấu, thịt kho đen thui, nhưng may vẫn ngọt, bố cười phớ lớ, tự nhiên nghĩ thấy mấy chuyện buồn cười.
1/ xem TV
Đang chương trình thời sự hay, có giết người cướp tiệm vàng, có quan tham và địa chủ, có bom hạt nhân vậy mà bố cứ ngồi nói oang oang về những câu chuyện nấu nướng. Nghe chả được TV nó nối gì, buột miệng "bố để yên coi tv đang hay"...
Nhớ ngày xưa, bố đang xem thời sự, mình kiên quyết bấm "năm anh em siêu nhân". Bố cười "thôi nhường mày".
2/ đánh cờ
Đi làm về, chưa kịp tắm rửa, ngồi bế con cho vợ nấu cơm, ăn cơm vội vàng, rửa chén vội vàng, người mệt lử, bố ra khều "mày hầu bố ván cờ". Đang vã chỉ muốn ườn ra giường nên gắt lại "thôi để thứ 7 đi cụ, con lên nghỉ tí, mệt quá"...
Nhớ ngày xưa được bố bày cho choi cờ, riết rồi ghiền, ngày nào cũng đợi bố đi làm về rủ bố chơi, chơi đến cuối năm đại học mới thắng được bố, nhưng hình như lần nào rủ bố cũng chơi.
3/ uống cafe
Cuối tuần, hẹn với mấy thằng bạn ngồi cafe thư giãn, tự thưởng cho một tuần vất vả. Đang ngồi đợi đến giờ được ngồi phả khói thuốc, chém gió, nhâm nhi cafe và những trận cười phớ lớ. Tự nhiên bố gọi "Mày đi với bố xuống thăm Bác mày tí nhá". Đi thế nào được mà đi "con hẹn đối tác bàn công việc rồi, mai đi cụ nhá".....
Nhớ ngày xưa cuối tuần đòi bố dẫn đi công viên chơi xe điện, bố hơi nhăn mặt tí nhưng nghe bố gọi điện "anh cho em hẹn hôm khác nhé, hôm nay nhà có việc qua trọng quá ....thông cảm cho em với".
4/ học
Đang đọc báo mạng, thấy vụ mấy em thi got talent vui vui, hóng anh em voz chém gió say sưa, bố lại gọi "mày bày cho bố up mấy cái hình này lên blog với, cho mấy chú bác mày ngoài Bắc xem thằng Cún", có nhiêu đó cũng không biết làm nữa "cụ để đó tí con làm cho"...
Nhớ ngày xưa học đi xe đạp, mình ngồi trên xe đạp khí thế, bố giữ yên xe cho mình mấy cây số, mồ hôi nhễ nhại, miệng cười phấn khởi.
5/ làm việc
Ngồi soi văn bản, bắt lỗi chính tả mấy ku em, mặt đăm chiêu căng thẳng, vừa đọc vừa nghĩ cách bắt nạt các em nó lấy uy. Bố ở đâu tự nhiên xuất hiện sau lưng " mệt thì nghỉ tí cho thông đầu óc rồi mần tiếo con". Ơ hay nhỉ, ảnh hưởng gỉ đến bố "bố lên nghỉ đi, con đang tập trung"...
Nhớ hồi bố làm việc, mình chạy xà vào "bố bố, xếp cho con cái máy bay". Bố lấy 2 tờ giấy bảo "con xếp giống bố như vậy nhé...".
6/ ngủ
9h tối, ôm vợ con ngủ ngon lành, nghe tiếng phim kiếm hiệp oánh xoảng xoảng, bực mình nhảy ra "sao đêm nào bố cũng thức khuya thế". Bố như người có lỗi "để bố nhỏ tiếng"...bố bị mất ngủ...
Nhớ xưa đánh cờ với bố, 9h tối, bố bảo "ngủ sớm mai đi học con", "chơi nốt bàn này đã bố".
7/ tình yêu
Vợ đẹp con ngoan, bố bảo "thằng này khá", chuyện, "tài năng là chính thôi bố ơi".
Nhớ hồi thất tình, ngậm đắng nhìn con bồ theo chân Việt kiều, lòng tê tái, mẹ sồn sồn "con đấy không xứng với con, không phải buồn" (lại càng buồn hơn), bố không nói gì, không bình luận gì, thắc mắc mãi sao bố không quan tâm, tìm vài năm mới hiểu ý bố là "chuyện đó bình thường".
Sưu tầm.

27,5 điểm. Rớt đại học!


Mấy ngày vừa rồi nghe báo mạng đưa tin rầm rộ về điêm số của các em thi vào ĐH Y. 27,5 vẫn trượt!!! 
27,5 quả thực là một số điểm xuất sắc, không phải ôn luyện một sớm một chiều là có thể đạt được. Các em thân mến, có thể có rất nhiều em ở đây nằm trong số ấy, nhưng các em đừng buồn nhé.
Mặc dù đề năm nay mọi người đều nói là dễ và chưa có tính phân loại cao, nhưng không ai phủ nhận công sức của các em trong ngần ấy thời gian và tất cả được quyết định trong một khoảnh khắc.
Các em ạ, thi Đại học giống như một cuộc chơi, một cuộc chơi lớn trong đời. Và tất nhiên, một khi bước vào cuộc chơi là chấp nhận với kết quả, gật đầu với may rủi, và phải có gắng hết sức, vì thế, kẻ thắng, người thua, kẻ vui, người buồn cũng là chuyện rất bình thường. Đôi khi kẻ được nhiều hơn lại không phải là kẻ thắng các em ạ!
Ngành Y là một ngành danh giá, đồng nghĩa với nó là những yêu cầu mang tính khó khăn thực sự. Các em học cực kì vất vả và căng thẳng, thời gian học cũng dài hơn các ngành khác, về tính chất của ngành, tôi không dám nhắc tới vì không phải chuyên môn, nhưng tôi tin chắc rằng, ngành Y là một ngành cực kì gian khổ.
Nhiều ý kiến đưa ra về việc “ra thêm chỉ tiêu” để các em 27,5 đỡ thiệt thòi ?! Dù rất công nhận kết quả của các em nhưng điều này thực sự không phải là ý tưởng hay. Vì sao?
Thứ 1: Thi Đh là một cuộc chiến. Họ sẽ lấy những người tốt nhất. Nếu các em cũng tốt, nhưng không phải tốt nhất, họ sẽ không nhận các em. Có người than vãn rằng “chỉ khoanh sai một câu” là trượt dù tất cả những môn khác đều rất tốt. Đúng! Liên tưởng đơn giản thế này thôi, trong một ca phẫu thuật, mọi thứ đều được chuẩn bị tốt, được thực hiện bởi bác sĩ giỏi nhất, nhưng trong một khoảnh khắc, vị bác sĩ ấy đưa con dao mổ hơi chệch đi một chút. Sự sống của người bệnh sẽ biến thành cái chết. mọi thứ quá ư mong manh!!!
Ví dụ này có vẻ như hơi quá nhưng thực sự như vậy các em ạ. Chỉ cần khoanh sai một câu, mọi thứ đã thay đổi. Một ván cờ chỉ sai một nước, từ thắng đã thành thua!
Thứ 2: Chúng ta thiếu những bác sĩ giỏi nhưng những bác sĩ tầm trung bình thì đầy! Thử hỏi xem có ai dám đặt tính mạng của mình và người thân vào tay những bác sĩ, dược sĩ không tên tuổi, không có uy tín? Đầu ra của ngành y không nhiều, nhưng nước ta lại rất thiếu đội ngũ y bác sĩ. Em nào tốt nghiệp ra trường cũng phải cố chen một chân vào bệnh viện lớn, bệnh viên trung tâm, một phần để có nhiều cơ hội nâng cao trình độ, một phần để kiếm tiền dễ hơn. Nhưng không phải em nào cũng đủ dũng cảm xung phong lên miền núi, ra hải đảo phục vụ nhân dân. Thành ra chỗ nào thừa vẫn thừa. chỗ nào thiếu vẫn thiếu!
Tôi có cô chị họ, bố bị bệnh mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con. Từ nhỏ cô ấy đã nuôi ước mơ thành bác sĩ, học chuyên sinh, thi thố đều có giải thành phố, ấy vậy mà thi vào đh lại thiếu mất 1 điểm. Vì nhà khó khăn nên cô ấy nghe lời mẹ, gạt ước mơ làm bác sĩ sang một bên, chuyển về học một trường đh ở địa phương. Năm ngoái một công ty của Nhật sang tuyển chọn thực tập sinh tài trợ học bổng đi Nhật, cô ấy là một trong 2 người được đi. Thử hỏi xem nếu cô ấy ở một trường đh lớn hơn, nhiều người giỏi hơn, nhiều bất công hơn, chắc gì cơ hội đã đến với cô ấy?
Vậy nên mới nói, người thua cuộc chưa chắc đã là người mất mát J
Các em ạ, có thể bây giờ ta mất đi cơ hội vào đại học Y, nhưng hãy nhớ, khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có rất nhiều cánh cửa khác mở ra, và cũng có rất nhiều cánh cửa đưa các em đến những cơ hội tốt hơn nhiều mà các em không biết. Tôi tin là nếu các em thực sự có kiến thức vững chắc và một chút nhanh nhạy, cuộc đời các em sẽ tươi sáng J Đừng để những vấp ngã đầu đời làm tắt đi ý chí và ước mơ các em nhé !
Thân
Trại phó

Mình dừng lại em nhé !

Anh không có những gì như mọi phụ nữ mong muốn : ban ngày làm xe ôm chạy khắp nơi trong thành phố, tối về bán nước chè ở đầu phố, quần áo lúc nào cũng bẩn thỉu, đầu tóc lúc nào cũng luộm thuộm, tay chân lúc nào cũng chỉ được rửa qua loa. Từ 7h sáng đến 11h đêm cắm mặt ở ngoài đường thì làm gì có thời gian để em làm điểm tựa.
Anh lại càng không có cái được gọi là kiêu hãnh hay tự trọng. Học thì ít đi làm xe ôm và bán nước chè thì hãnh diện với ai.
Anh cũng chẳng biết lắng nghe em nói, cũng chẳng có thời gian suy nghĩ để đưa ra những lời khuyên cho em. Đầu óc anh còn đang bận nghĩ rằng chở khách này đi đường nào cho đỡ tắc mà ngắn, khách uống nước kia hết bao nhiêu tiền mà nhớ. Những cái cao sang xa vời ấy nó quá tầm với của anh mất rồi.
Anh hiểu được mơ ước của em và anh thấy mình không có phần trong đó. Điều anh làm được đó là dấu chặt mọi vất vả kiếm sống vào sâu phía trong con người mình để mỗi khi về tới nhà mẹ cha có hỏi anh cũng vẫn cười "Hôm nay làm cũng được"
Anh lại càng là kẻ không cầu tiến, không khao khát đam mê. Chạy xe ôm thì ước mơ gì - Ngày mai lái tắc xi chăng ? Bán nước chè thì ước mơ ngày mai mở tiệm cà phê hử ? Cơm ăn còn lo từng bữa thì mơ ước gì cao sang thế hả em. Giàu có về tiền bạc là điều chẳng bao giờ ước mơ. Nó không có trong từ điển Sống của anh.
Anh chỉ có biết luôn hổ thẹn rằng mình chỉ có như vậy, thành công thì chưa thấy đâu thế nên ngẩng mặt lên để làm gì. Cúi mặt xuống nhìn đường đi kẻo đâm vào người khác, đếm từng tờ tiền thật cẩn thận để khỏi trả nhầm. 
Anh lúc nào cũng làm em phải lo nghĩ, lúc nào em cũng phải bận tâm. Hôm nay trời mưa hay nắng, đi xe ngoài đường có ai đâm vào không, nửa đêm về nhà nhỡ xe có xịt lốp thì cũng chỉ dắt bộ về mà thôi. 
Anh càng không thể đưa em đi đến những nơi sang trọng vì khi anh vào đấy anh thấy mình lạc lõng. Anh cũng không thể làm em tự hào khi giới thiệu anh với bạn bè em rằng anh làm xe ôm và bán nước chè.
Anh không làm được những điều đó - Tất cả những gì em mong muốn anh chẳng thể làm được.
Anh chỉ có những bộ đồ cũ rích nhưng anh đảm bảo được quần áo của mọi người trong gia đình không bao giờ thiếu.
Anh chỉ có thời gian tạt về nhà để nấu cơm cho gia đình chứ anh không hề có thời gian ngồi cafe.
Cuộc sống anh quá bận rộn với việc lo lắng tất cả mọi thứ của cuộc sống mà chẳng có phút nào cho mình.
Từ điển Sống của anh chỉ có hai chữ Gia Đình.
 Xin lỗi Em, anh chỉ có vậy thôi - Mình dừng lại em nhé !
https://www.facebook.com/dientinh/notes

Hắn: Em đã quan hệ với bao nhiêu người?
Em: Nhiều hơn Một.
Hắn: Bao nhiêu lần?
Em: Nhiều hơn Một.
Hắn: Dĩ nhiên là phải nhiều hơn Một rồi. Cái anh cần biết là một con số!
Em: Để?
Hắn: Để biết rõ hơn về em.
Em: … và đánh giá? 
Hắn: Không.
Em: Vậy thì anh biết rồi đấy.
Hắn: Em đã yêu bao nhiêu người?
Em: Một.
Hắn: Em yêu một người nhưng lại quan hệ với nhiều hơn một người. Em không sợ người ta sẽ đánh giá em hay sao?
Em: Không. Người ta nghĩ sao là quyền của họ. Đó không phải là bổn phận và nghĩa vụ của em.
Hắn: Ngay cả khi người đó coi thường em?
Em: Ừ. Nếu thằng đó coi thường em, tức là nó sẽ tôn trọng những đứa con gái mồm thối nói dối. Em không cần những thằng như vậy!
Hắn: Nhưng cũng chẳng ai ưa mấy đứa nói thật như em.
Em: Vì?
Hắn: Con gái nên biết tự trọng, không nên nói thẳng tuột mọi thứ ra, dù đã mất.
Em: Em không biết tự trọng anh nói là gì, nhưng tự trọng của em là tôn trọng tất cả những việc bản thân mình làm ngay cả khi người ta khinh bỉ nó.
Hắn: Em có biết vì những câu nói này em có thể mất đi 90% cơ hội gặp người đàn ông tốt không?
Em: Em biết mình sẽ có cơ hội để gặp 10% đàn ông tốt hơn.
Hắn: Không có thằng đàn ông nào chấp nhận yêu một đứa, từng yêu một người khác, không phải là mình.
Em: Anh nghĩ không có vì anh không thể chứ không phải là không có.
Hắn: Vậy em nghĩ có ai đó chấp nhận em sao?
Em: Em cũng không bắt ai đó phải chấp nhận. Dĩ nhiên nếu chịu được, em sẽ tôn trọng người ấy gấp vạn lần người đến trước.
Hắn: Anh rất thích em.
Em: Ý anh là: có thể miễn cưỡng chấp nhận em, nhưng không hứa mình đủ tôn trọng em?
Hắn: Ừ. Anh thuộc về 90% đàn ông không thể chấp nhận em.
Em: Ừ, thật may mắn vì anh cũng thuộc 90% em không thể chấp nhận.
Hắn: Vì sao?
Em: Vì anh HÈN!
Hắn: Em nghĩ mình có đủ danh giá để nói thế sao???
Em: Đấy, anh đang hèn đấy. Bởi vì anh nghĩ em không đủ danh giá, mà vẫn quỵ lại để yêu em, nên anh mới hèn và em mới danh giá hơn anh. Và bởi vì với anh lật xóc người con gái và banh háng của nó ra mới nói được lời yêu, chứ không phải thủ thỉ qua tai. Và bởi vì 90% đàn ông như anh, không nghĩ được một điều là bản thân mình cũng chẳng có đủ để đòi hỏi người mình yêu không mất. Tụi anh dư một cục thịt mà nghĩ mình là người còn người khác không phải à? Xin lỗi, guốc của em còn bự hơn cái trong quần đàn ông tụi anh!

  Bài viết này khá hay, mong các cậu có thể đọc tới cuối. Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp. Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu...