Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016


Một hôm mộng thấy Nợ nần bủa vây, Bệnh hoạn tật nguyền, Tai họa triền miên.. giật mình tỉnh giấc ta vẫn là ta.. MỪNG..
Một hôm mộng thấy Giàu sang tột đỉnh, Quyền cao chức trọng, Hạnh phúc tràn đầy.. giật mình tỉnh giấc ta vẫn là ta.. BUỒN…
Một hôm mộng thấy … giật mình tỉnh giấc ta vẫn là ta.. KỆ…
- ờ

Hôm nay chào buổi sáng hơi "nặng" chút nhé^^

P/s: Nguyên nhân dẫn đến cái cover này là do nhớ lại một cuộc nhắn tin "thế kỉ" của mình với thằng bạn khùng - muốn hỏi cách chết^^
"- Mày ơi tao chán quá! Có cách nào chết không chỉ tao với!
- Muốn chết à, uống thuốc ngủ đi.
- Hâm à, uống thuốc ngủ khả năng thất bại rất cao - không chết tỉnh dậy lại còn bị ăn chửi nữa.
- Vậy uống thuốc chuột đi.
- Điên à, thuốc chuột đau bỏ cm nhà nó ấy.
- Vậy nhảy cầu đi.
- Khùng à, cách đó dễ chết mất xác lắm, khổ thân hai cụ nhà tao lại không biết ôm ai mà khóc tang.
- Vậy đâm đầu vào ô tô - ở đường cao tốc ấy *cáu rồi đó*
- Dở à, chết vậy xác bét nhè ra xuống kia lấy cái gì đi tán gái.
- ...
- Ê, đâu rồi?
- ...
- Còn đó không?
- Mịe, chết mà dễ thì mầy nghĩ chị mầy còn ngồi đây gợi ý cho mầy không?"
Đấy, đại loai chuyện nó nhạt thế đấy^^

Nếu mềnh chết, riêng cái khoản thỉnh thoảng không có đứa nào ngồi nghe mẹ mềnh - đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mắng cũng đã là vấn đề lớn rồi^^
Còn bố, biết gọi điện cho ai mau mau về bố con mình nhậu bia với lạc rang đây (không ăn thịt chó nhé^^)
Còn em mềnh nữa, biết gọi điện khóc lóc kể khổ với ai: chị nhanh về đi, mẹ bắt em rửa bát^^
Đấy, có nhiều vấn đề to lớn, rất rất to lớn cần mình xử lí lắm - cho nên là muốn chết cũng không dễ đâu^^

HỌC GIỎI ĐỂ… CHẾT


Xã hội , xét trên khía cạnh văn minh - phát triển , và giáo dục dường như song hành với nhau như hình với bóng. Nhìn vào xã hội để thấy toàn bộ giáo dục và soi vào giáo dục để nhìn ra phần lớn xã hội.
Trong một xã hội kém phát triển : nền sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp và tư duy kiểu tiểu nông , suy nghĩ phải học giỏi để thành đạt là một điều phổ biến và dễ hiểu. Người ta tìm cho mình 1 con đường thông thoáng và an toàn qua việc học giỏi để có bằng cấp - càng cao càng tốt , để thoát cảnh nghèo khổ.
Cách này tuy dài lâu và vất vả nhưng an toàn và nó gắn với cái gọi là comfort zone.
Với tư duy tiểu nông , không mấy ai nghĩ tới việc làm ra một cái gì đó hay và tốt để bán kiếm tiền và từ đó thoát khỏi cảnh nghèo khó. Cách làm này nhanh hơn nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. Không có từ nào tốt hơn 2 từ risk-taking và risk-takers để miêu tả.
Cách 1 tạo ra những followers và employees.
Cách 2 tạo ra những leaders và employers.
Nền giáo dục đồng phục về kiến thức của chúng ta luôn cố gắng tạo ra những con người học giỏi và học rất giỏi. Từ bao lâu nay chúng ta thấy : muốn sánh vai với đời và sánh vai với các cường quốc năm châu thì chỉ có cách học… thật giỏi.
Và với cách đó thì mãi chúng ta cũng chả bao giờ theo kịp tư bản giầu có chứ nói gì tới việc sánh vai cùng “ bọn chúng nó ”. Việc học giỏi suốt bao năm nay của chúng ta hóa ra lại là đã và đang đâm đầu vào tường. Nghe vô lý và có vẻ joking quá.
Ấy vậy mà joking lại thường chứa đựng các sự thật đắng lòng : ở nước ta có những làng có tới cả ngàn tiến sỹ. Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Với giả định rằng 1 ngàn ông bà TS này học giỏi… thật.
Chúng ta hãy nhìn vào các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ để mở rộng câu chuyện này của chúng ta.
Dân châu Á vốn nổi tiếng là học giỏi và kèn cựa nhau. Để vào được các đại học Hoa Kỳ họ không còn cách nào khác là học thật … giỏi hơn hẳn thằng khác và hơn hẳn số đông theo kiểu siêu nhân : GPA cao chót vót ( 4.0 / 4.0 chứ chả chơi đối với người Mỹ gốc Á học phổ thông tại Mỹ ) ; SAT cao vô đối ; thành tích nghệ thuật và thể thao hoành tráng ; các loại giải thưởng và hoạt động ( cộng đồng và lãnh đạo ) ngập tràn…
Vậy mà họ vẫn bị các top schools từ chối.
Người Mỹ có lý do của họ để từ chối các cá nhân học giỏi tới mức… hoàn hảo này. Harvard thậm chí còn khẳng định là họ tìm kiếm sự đa dạng trong các lớp học của họ chứ không phải tìm kiếm các cá nhân học giỏi giống nhau. Họ ( Harvard và các top schools của Mỹ ) còn khẳng định là đây chính là nền tảng của sự thành công của họ. Học giỏi chưa chắc đã … HAY và có ích.
Những người châu Á không nghĩ thế. Họ cho rằng học giỏi là siêu và có thể làm gì tùy thích nhờ học giỏi. Đúng là điều đó không sai nếu anh học giỏi để làm followers. Còn để dẫn dắt và sáng tạo thì … còn xét.
Tại Harvard , Yale và Princeton…, tỉ lệ Asian - Americans hiện nay chiếm khoảng 20% . Một con số thấp nhất từ trước tới nay và thấp hơn rất nhiều so với cách đây 2 thập niên. Để vào được các top schools , người châu Á , kể cả gốc Á tại Mỹ phải cố gắng hơn rất nhiều so với học trò Mỹ da trắng và kể cả học trò Mỹ gốc … Phi.
Điều này nghe có vẻ sỉ nhục người châu Á quá. Và mới đây 1 học sinh người Mỹ gốc Trung Hoa đã làm xôn xao cả nước Mỹ khi thuê kiện các top schools trong đó có cả Harvard vì tội phân biệt chủng tộc trong việc xét duyệt các hồ sơ vào đó. Các cáo buộc có cả việc tố cáo Harvard và các top schools đặt ra quota đối với các học sinh châu Á và gốc Á.
Các trường top này vẫn giữ quan điểm củ họ và cuối cùng em học sinh học siêu giỏi gốc Á này đã vào Williams College và vẫn tiếp tục mong chờ Harvard thay đổi quan điểm và nhận cậu vào.
Harvard vẫn từ chối cậu.
Các nhà tư vấn ( tại Mỹ ) cho các học sinh châu Á đã có các thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây khi khuyên các học sinh bớt … học giỏi đi. Họ nói : học sinh châu Á hãy bớt giỏi theo kiểu học trâu bò đi , hãy thể hiện khả năng biểu diễn sân khấu của mình ( cả âm nhạc và thuyết trình ) và hãy chơi các môn thể thao không phải là vợt đi ( hãy chơi đá bóng cho giỏi vào chẳng hạn ).
Các em hãy cho thấy sự khác biệt đi thay vì em nào cũng học giỏi giống nhau. Đã có thời 1 admission essay của học sinh châu Á gốc Việt với câu chuyện sống sót trên biển với 2 đô la trong túi và thoát khỏi miệng cá mập trên đường vượt biển sang Mỹ là 1 motif gây ấn tượng cực mạnh với các top schools của Mỹ. Theo thời gian , motif này trở thành 1 loại đồng phục được các em sử dụng cho bài luận của mình.
Từ khác biệt và ấn tượng , các em đã biến 1 chủ đề và motif trở thành đồng phục và nhàm chán.
Và người Mỹ rất không thích điều này.
Nếu bạn giống người khác cho dù là học siêu giỏi thì bạn vừa không còn là bạn ( chỉ cần có thế thôi là bạn đã có thể trở nên khác biệt và hay rồi ) mà còn cho thấy bạn thiếu hụt trầm trọng 2 điều sau :
1. Tố chất dẫn dắt ( liên quan tới tính sáng tạo và dám mạo hiểm cá nhân - mà tiếng Anh có 1 từ cực hay để miêu tả : Private Enterprise )
2. Khả năng lãnh đạo.
Chừng đó là đủ để ta thấy sự … nguy hiểm và nguy hại của việc … học giỏi kiểu trâu bò của người châu Á trong đó có người Việt chúng ta.
Trong mặt nước của cái ao làng và đáy giếng , vầng trăng nào dường như cũng sáng.
- st

Chuyện… thường ngày

0a0442549ec7647f67e516bf9235cf2f.gif
”Khát vọng thoát nghèo
Hai vợ chồng bác nông dân có mấy trăm mét đất. Thuê thêm vài trăm mét ruộng liền kề nữa hai bác bắt đầu công cuộc làm giàu.
Được sự tư vấn và hỗ trợ của đại lý thức ăn gia súc hai bác được ngân hàng cho vay mấy trăm triệu. Ngày đêm chăm mấy ngàn con gà. Đàn gà không phụ công chủ lớn nhanh như thổi. Đến ngày xuất chuồng thương lái đến trả 46K/kg. Lỗ rồi nhưng cũng phải bán, không thì mỗi ngày thêm 2 triệu tiền cám. Rồi gà lại xuống 45, 42. Bán xong đàn gà tính ra lỗ hàng trăm triệu Chưa hết đến khi lấy tiền thương lái trả tất cả giá 42. Thỏa thuận miệng, gà giao rồi nên đành nuốt nước mắt nhận tiền.Bỏ nuôi gà, chuồng trại bỏ không họ quay sang trồng cây ăn quả. Hết chuối, na giờ lại quay sang làm cam, làm táo. Cứ thế nuôi hy vọng từ khi đặt cây xuống đến khi chặt bỏ đi. Xung quanh bà con ai cũng thế. Cả làng chỉ nghe thấy có ông nào đó tận xã bên năm ngoái trúng vụ táo mấy trăm triệu.
Ánh đèn le lói cuối đường hầm. Ai dẫn họ đi đây, khi mấy chục năm nay người ta vẫn hỏi nhau câu quen thuộc “trồng cây gì? nuôi con gì?”. Mới đây còn ầm ỹ cây macca đổi đời thì hôm qua đã nghe vụ lừa macca Điện Biên hàng nghìn tỷ đồng.
Cuối tuần này lại rét đậm rét hại. Táo lại rụng không người mua.”
– Quang Vinh
Tối qua nghe bản tin thời sự, rau muốn tưới dầu thải. Bác TV đưa lên như thế, hàng trăm gia đình rau muống năm nay mất tết rồi. 
Đành rằng làm thế là không tốt, là ung thư, là chết người… nhưng hàng trăm gia đình ấy sẽ ăn gì tết nay, rồi sau tết, bao nhiêu đứa trẻ sẽ được đóng học phí… tương lai các em có thể sẽ thay đổi từ bản tin ấy. Danh sách Tệ nạn xã hội có thể sẽ xuất hiện thêm những “chuyển biến”. 
Cần hơn cả là những chính sách thực sự có ích cho người dân, đặc biệt là những người làm nông (hiện chiếm gần 50% dân số) 
tumblr_o22torIpGv1qzcciuo1_500
SỰ THA THỨ KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC QUÁ KHỨ. 
NHƯNG NÓ CHO TƯƠNG LAI MỘT CƠ HỘI
Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên.
Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói: “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.
Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.
Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người đó đối xử không tốt với mình. Và “Không, cảm ơn!” - Anh ta lại nói - “Cứ kệ tôi!”. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.
Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.
- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ - bà anh nói - Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.
- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! - Anh ta kêu lên - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!
Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :
- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?

Có một câu nói thế này: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.
Tha thứ cho nhau chỗ lỗi lầm
Dù cho kẻ ác độc sâu thâm
Mở lòng bác ái cùng muôn loại
Rộng đức từ bi cả thú cầm
Mang kiếp làm người ai khỏi lỗi
Khoan dung tha thứ được ân thâm
Ta nên thực hiện bòn duyên phước
Tha thứ cho nhau chỗ lỗi lầm
Trích “Diệu - Lý Tuệ Đăng”
Tâm Nguyện

Ừ, tao là đứa chỉ có TIỀN đấy!

tumblr_o2uyauj33x1rvwkv2o1_500.jpg
Ừ, tao là đứa chỉ có TIỀN đấy!
Nhân chuyện lâu lâu lại được ăn bánh sắn, đêm nằm no không ngủ được mà tao nhớ lại chuyện từ hàng 10 năm về trước, khi mà mày chưa biết tao là ai, và tao vẫn là tao.
Các cụ dạy cấm có sai bao giờ “sông có khúc, người có lúc” “ở đời mấy ai học được chữ ngờ”…
Tao sinh ra trong một gia đình chả có gì ngoài sự cần cù và thỉnh thoảng chịu khó. Như cái kiểu mà mọi người vẫn nói “ông bà tao là nông dân, bố mẹ tao là công nhân” nhà không có nổi mẫu ruộng nào vì nông dân nhà tao chỉ có mỗi việc trông ba cái ao của hợp tác xã. Cơ mà bố mẹ tao được cái rất thương hai chị em nên chịu khó nai lưng ra may quần đùi bán, làm tăng ca này nọ, chịu khó lươn lẹo thắt lưng buộc bụng này nọ v.v. mà đời sống của tao cũng không đến nỗi thiếu thốn (hoặc tại tao suốt ngày quanh quẩn ở xó nhà với góc lớp nên chả biết ước mơ gì nhiều ngoài vài cái bánh rán, dăm cái kẹo dừa, một hai bộ đồ chơi lung linh trong tủ kính).
Nhưng cuộc sống đôi lúc nó cũng có tác động to lớn lên cuộc đời. Nhà liên tiếp gặp chuyện không may trong mấy năm liền, công ty mẹ làm phá sản giải thể, bố vì một bài báo viết sai sự thật mà bị bắt nghỉ việc không lương, nhà có người mất… Cả nhà vật lộn cả ngày với nồi bún riêu, bún ngan, bún mọc chân giò, cháo này nọ … mà không thấy lãi. Người thì ốm lăn hết lượt, vậy là, một tiền gà ba tiền thóc. Chị tốt nghiệp ra trường, lương 700,000 đồng/ tháng, cả nhà xoay qua bán dưa cà mắm muối để nuôi nốt tao tốt nghiệp cấp ba.
Tao thi đại học trượt lòi mắt. Chả biết nói gì, tao cắm đầu đi học một trường vớ vẩn để ít ra còn có cảm giác được đi học giống mọi người. Nhưng, nhìn bạn bè đi học hành ở các trường hoành tráng tao ko chịu được, tao muốn làm lại cuộc đời, nên tao đi ôn thi. Thời ấy, một buổi học ở trung tâm giá những sáu, bẩy nghìn, sau tăng lên chín, mười nghìn một buổi nếu mua vé tháng (vé ngày thì đắt hơn, những mười hai, mười lăm nghìn một buổi). Một tháng đi học chừng 20-25 buổi như thế.
Mày thử nghĩ
Bố mẹ tao sáng sáng dậy sớm đi xách tám, chín cân dưa cà, hì hụi cắt thâm tay, muối bán suốt bốn mùa mà mỗi tháng chỉ lãi ra chừng có sáu, bảy trăm bạc. Bố tao lăn đùng ra ốm suốt cả tháng trời, không có tiền không dám đi viện. Nhà tao khó thật sự.
Mỗi ngày tao đi bộ 6 tiếng để đi học (chả có nổi năm trăm con để gửi xe đạp). Có hôm đói quá, ngồi học mờ cả mắt, bạn bẻ cho một nửa miếng bánh sắn mà ngon hơn hết thảy những thứ sang chảnh tao ăn bây giờ.(ngày ấy đứa nào cũng nghèo, chả có gì cho được nhau - So với bây giờ thì đỡ nhiều rồi). Thú thực là nhiều năm rồi tao đi tìm mà chưa tìm lại được hương vị ngày ấy.
Sau buổi hôm ấy, bạn ấy cũng vì điều kiện gia đình mà bỏ học đi làm.
Tao biết mình giao diện tầm thường, quan hệ không có, kỹ năng sống lươn lẹo, luồn lách, nịnh nọt… lại càng không, nên chỉ dám xin chân lao động phổ thông mà cũng không ai buồn tuyển. Mà số tao cũng đen, hai đứa bạn cùng đi xin việc làm bưng bê cho quán ăn, bạn thì được nhận, mình thì về không. Thế nên, đành lăng quăng nhận công việc thời vụ: chạy xe vòng quanh phố vận động sinh đẻ có kế hoạch, phát bao cao su, thuốc tránh thai được 35,000VND/ngày; đi tập quân sự hộ được 100,000 VND/3 ngày; gấp và dán, phơi, đóng thùng phong bì 10,000 cái được 15,000VND;…
Tao dốc hết tiền tiết kiệm để dành bao năm để đi ôn thi, mãi rồi cũng hết, tiền làm thêm chả được bao nhiêu. Có buổi, đắn đo suy nghĩ nửa ngày mới dám mở mồm xin mẹ tiền đi học một buổi mười nghìn đồng, mẹ bảo “có mỗi năm nghìn thôi có được không”, mà bật khóc, “con biết xin đâu cho được năm nghìn nữa bây giờ”
Có lúc, tao túng quá, đi bán máu lấy tiền đóng học phí.
Nhớ hôm Noel năm nào đó, tao vừa đi bán máu xong, mua hẳn mấy cái thẻ học tháng, đang tí tởn thì thấy các bạn mang quà biếu thầy. Cuối buổi, móc bốn túi còn có hai mươi nghìn, tao hoành tráng đi mượn điện thoại, nạp thẻ hẳn 10,000 VND nhắn tin chúc thầy. Lúc ấy tao nghĩ, con chả có quà to, nhưng tin nhắn của con viết từ máu đấy thầy ạ. (Hồi ấy không dám gọi điện, vì sợ chả đủ tiền). Đâu ra, bán máu được ba lần thì tao đỗ đại học. Thế là, lại một chặng đường tiền nong mới…
Mới là một chặng đường tao kể vắn tắt mà thượng vàng hạ cám cái gì cũng phải liên quan đến tiền. Thế nên tao là một đứa lúc nào cũng chỉ quan tâm đến tiền, mày nghĩ thế cũng được.

  Bài viết này khá hay, mong các cậu có thể đọc tới cuối. Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp. Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu...