Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Một đời tẻ nhạt

cs.jpg
 
D Tony hỏi một bạn con dượng, năm nay con bao nhiêu rồi, bạn nói 30 tuổi. Hỏi, thế con nghĩ tuổi thọ con bao nhiêu thì hem hối tiếc, bạn nói dạ chắc sống tới 70 là OK. Hỏi tiếp, vậy con còn bao nhiêu năm tồn tại trên trái đất này, rồi thành đất thành cát, bạn nói dạ còn 40 năm nữa.
 
Gần cuối năm rồi, vậy là chỉ còn 39 năm nữa. Ước mơ khởi nghiệp ngành nghề gì, thì cứ làm đi. Đằng nào cũng làm, làm luôn chứ sao lại do dự mãi. Bạn nói con sợ cha sợ mẹ, ổng bả nghe con đi về tỉnh khởi nghiệp là mắng con chết. Rồi cha mẹ cũng mất, lúc đó hết sợ nhưng con già rồi, làm hem nổi. Bạn nói con sợ làm ăn bận rộn, hem có thời gian làm cho bạn bè buồn,…nó cũng có cuộc sống riêng, rảnh đâu mà nhậu với cà phê miết với mình. Bạn nói con quen sống ở thành phố, dịch vụ mọi thứ có sẵn, đông vui…giờ đi xa chịu sao nổi. Nuông chiều các thú vui thị thành cho bản thân, thì có kéo mãi cuộc vui được đâu. Có tiền, có sự nghiệp, có cơ đồ….thì có thể mua vui bất cứ lúc nào, mà còn vui cao cấp, vui “soang trạng”, vui quốc tế….chứ hem phải vui quận 1 quận 2, Hoàn Kiếm, Sơn Trà.
 
Cuối năm gặp nhao đi nhạo tất niên, vẫn chừng ấy câu chuyện và trải nghiệm. Cứ tự hỏi, tôi là ai, là ai. Câu này lẽ ra phải được trả lời trước năm 18 tuổi, rồi sau đó là câu “tôi đang tạo ra chính tôi, cái người mà tôi mong muốn”. Chứ trả lời được Tôi là ai thì già rồi, còn ý nghĩa gì nữa.
 
Rất nhiều bạn biết, nhưng kêu đi xa là sợ. Kêu làm là ngại. Nên thôi cứ ổn định:
“Sáng xách xe đi, tối xách về
Một ngày như hàng vạn ngày qua
Đang quẹt Iphone thì bạn gọi
“nhậu hem”, liền nói “chút tao ra”.
Rồi than thở cuộc đời tẻ nhạt.
Tẻ hay nhạt là do mình.
Xưa mình lấy gạo tẻ nấu thì sao thành xôi được.
Muốn bớt tẻ, bớt nhạt thì thêm bột thêm đường thêm muối.
Hoặc bỏ luôn cái nồi đó, nấu nồi khác. Lần này mình chơi luôn gạo nếp, nhiều muối, lá cẩm, lá dứa, gấc…gì đó cho nó nhiều màu.
Thì sẽ khác.
 
Nguồn: Cà phê cùng Tony Buổi Sáng 

Một đời ngao ngán


 
1. Đã 3 năm rồi ad mới gặp lại 1 bạn con dượng 9x. Hỏi thăm. Ước mơ du học: vẫn ước mơ. Ước mơ đi xa khởi nghiệp: vẫn ước mơ.
Hiện tại bạn: vẫn đeo bám ở thành phố ngột ngạt khói bụi, vẫn đi làm với chiếc xe máy, sáng đi tối về nhà trọ, việc chả ưa thích nhưng phải làm vì không làm thì biết làm gì bây giờ. Tối nào vừa về nhà là cầm Iphone trên tay say đắm vô đó, dù đang ăn hay đang trong toilet, trừ lúc tắm sợ ĐT vô nước. Ngủ cũng để cạnh, online tới 12h rồi mới ngủ, vừa mở mắt dậy đã quơ lấy ĐT coi liền facebook và tin nhắn. Cài 3G nên xe dừng lại đèn đỏ là móc ra coi. Vô quán cà phê, việc đầu tiên làm là móc ĐT ra, câu đầu tiên là “pass wifi ở đây là gì em ơi?” rồi mới gọi nước. Ai đăng cái gì lên là like liền, rồi phán đoán. Hình con A đang đi Phan Thiết, thằng B cũng có vẻ đang ở đó, và kết luận 2 đứa nó đang đi chơi với nhau. Xong lên nhắn tin hỏi đứa C, hình như A và B đang đi chỗ đó phải hem. Rồi tìm cách hỏi D, E, F….có đúng vậy hem.
Xong chưa hết, đọc tiếp bài khác về kinh tế xã hội với cái nhìn bi quan hoặc các bài chửi bới người khác trên mạng. Comment chửi thêm vô cho đã tức. Share về FB của mình bình luận thêm vài câu hằn học. Hỏi bạn chứ follow người tiêu cực chi vậy. Nó ảnh hưởng tâm lý mình ghê lắm á. Bạn nói quen rồi, tối nào không bực bội không chịu được.
2. Hỏi tiếng Anh thế nào, bạn nói vẫn đang học. Học online cho đỡ tốn tiền. Bạn ơi, việc học online mà thi IELTS này nọ đủ điểm để du học, người học chỉ thành công khi có 2 ĐIỀU KIỆN sau:
1. Đầu óc xuất sắc, thông minh hơn người. Nói sơ sơ hiểu liền. Đã có nền tảng cơ bản tốt, học chỉ để nâng cao trình độ hoặc cải thiện điểm.
2. Kỷ luật cực kỳ cao, học là học, dẹp hết mọi thứ, chú tâm vào học
Những người không có 2 điều kiện trên, thì có 10 năm hay 20 năm học online, trình độ vẫn vậy. Đang học, ai “Hi” là “hi” lại liền thì học gì nổi. Sách giấy không đọc nổi luôn, đi tập thể dục tập gym tập võ cũng không. Vì mê cái online quá.
Nếu mình không có 2 Điều kiện cần và đủ trên, thì phải đi học offline với giáo viên, bạn học. Nên đăng ký vào lớp học nào đó cho có kỷ luật, có giáo viên để hỏi, giáo viên Tây càng tốt. Nếu được, bỏ 60 triệu qua Philippines học luôn 2 tháng, vừa về nước là đăng ký thi IELTS luôn. Và học là hướng đến mục tiêu bằng cấp quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC…rồi xin đi làm chỗ có Tây, hoặc ra nước ngoài thực tập, xuất khẩu lao động, hoặc công việc có dùng tiếng Anh. Mình là thế hệ 9x, là phải đi, đi du học, du lịch, thực tập sinh, xuất khẩu lao động, trao đổi văn hóa, tình nguyện quốc tế, Aupair, working holiday…Đi vài năm rồi mới trở về, tầm nhìn rộng hơn để có thành tựu lớn lao hơn.
Đời có 80-90 năm thui, thọ lắm rồi đó. Mất 3 năm ngao ngán rồi, nếu năm 2017 này mình hem thay đổi thì cả đời còn lại cũng y chang vậy á.
Mà 100 bạn đọc bài này, chỉ có 1-2 bạn thay đổi thôi, chứ còn lại tối nay vẫn say đắm Iphone laptop à.
 
Nguồn: Cà phê cùng Tony Buổi Sáng 

Gà khác đại bàng ra sao?

  1. Ăn uống

Gà: Phụ thuộc người khác. Sáng trưa chiều luôn được cho ăn. Không lo bị đói. Cái này gọi là ” sướng, nhàn, ổn định”.
Đại bàng: Tự thân vận động. Sáng sớm phải nhịn đói và đánh cược với mưu sinh. Có bữa cực no với con mồi to, ăn muốn lòi họng. Cũng có bữa đói xanh mặt.
  1. Chỗ ở

Gà: Được cung cấp chỗ che mưa che nắng, thích thú với chuồng đẹp, chuồng to hơn. Sáng thức dậy ra khỏi chuồng đi vòng vòng, chạng vạng là vô lại ngủ. Cái ngày gà gọi là “an cư lạc nghiệp”.
Đại bàng: không nơi đâu là nhà. Nay sống hẻm núi này, mai sống ở vực sâu kia, mốt ở đại ngàn nọ. Ưa bấp bênh, sống một đời phóng khoáng, tự do.
  1. Địa bàn cư trú

Gà: gà nghèo thì ở cái chuồng nhỏ, giàu thì ở cái trang trại lớn hơn tí xíu, nhưng luôn có lưới rào. Khi mưa gió vào chuồng ngay. Nửa đêm bị tóm bởi bọn trộm gà.
Đại bàng: mênh mông, không có giới hạn về địa lý. Khi có giông bão, lập tức bay ra kiếm mồi vì đây là lúc dễ kiếm nhất. Chưa có khái niệm “trộm đại bàng”.
  1. Rủi ro:

Gà: 100% phải có giá trị sử dụng như báo thức, đẻ trứng, truyền giống, cung cấp thực phẩm. Chủ cải thiện đời sống hay có khách tới chơi là vặt lông làm thịt. Kẹt tiền là bị cột chân ra chợ trao đổi hàng hoá. Cuối đời là khoả thân nằm bên cạnh đĩa muối lá chanh rau răm. Khoả thân mà miệng phải ngậm hoa hồng.
Đại bàng: buộc phải giỏi, nếu không sẽ bị đào thải. Nếu kém cỏi, phán đoán kém, ít kinh nghiệm sẽ bị súng săn pằng pằng. Nếu kiếm mồi dở sẽ bị đói giơ xương. Cuối đời là bỏ xác giữa một nơi nào đó giữa đại ngàn, sau mấy chục năm tung cánh.
  1. Tính cộng đồng

Gà luôn ồn ào, con đực gáy, con mái cục tác, lúc nào cũng đông vui. Gia tộc, bạn bè xúm xít chè chén quanh đĩa thức ăn, bàn chuyện thời sự về mấy con gà hàng xóm. Nghĩ chuyện cơ bản như tranh ăn, tranh giành quyền xxx (đạp mái) cả ngày. Lúc nào cũng kèn cựa, tức tối vì con kia gáy hay cục tác to hơn. Nóng máu đòi quánh nhau, chủ nó thấy có “tố chất” bèn bồi dưỡng thành “gà đá”.
Đại bàng lúc nào cũng lặng lẽ. Cô độc. Mốt bây giờ gọi là nỗi cô đơn thượng lưu.
  1. Kết cục của mọi loài là cái chết. Nên lúc sống, tuỳ thích lối sống nào mà tự mình quyết định.

ga-khac-dai-bang-ra-sao-1
Nguồn: Cà phê cùng Tony Buổi Sáng

  Bài viết này khá hay, mong các cậu có thể đọc tới cuối. Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp. Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu...