Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016


Hai người yêu nhau gần một năm, chưa cãi nhau lần nào, có chuyện gì khó, đều ngồi xuống nói chuyện để hiểu và tìm cách giải quyết. Khi phải đưa ra quyết định chung, ai giỏi lĩnh vực nào thì sẽ là người đưa ra ý kiến nhiều hơn.
Mỗi ngày cũng không cần nhắn tin cho nhau nhiều, khi có việc cần sẽ nhắn, bận rộn dữ lắm thì tối gọi điên cho nhau, nói chuyện một lúc rồi tạm biệt và dặn nhau nhớ ngủ sớm, mai còn đi làm.
Cuối tuần ở bên nhau, người này có thể hẹn bạn bè đi chơi, người kia có thể ở nhà coi phim, người này tối có thể đi ăn cùng bạn đồng nghiệp, người kia ở nhà ăn cơm với gia đình... Có khi còn nhắc, sao dạo này không rủ đám bạn đi chơi chung đi nè.Lúc nào cũng giữ cho nhau một khoảng trống dành cho những mối quan hệ khác.
Mỗi người đều có thể tự kiếm tiền, có người nhiều hơn, có người ít hơn, nhưng luôn viện cớ này cớ khi để lần này anh mời, lần sau em mời, không được giành trả hết nha... luôn tự chủ bản thân về tài chính, không bao giờ muốn nợ nhau.
Khi cần, có thể ra đứng trước, lúc cần, cũng sẵn sàng bước lùi lại phía sau, cuộc đời con người, hạnh phúc đôi khi không phải chiến thắng, mà là tìm được một người mình có thể vui vẻ bằng lòng với việc đứng phía sau họ, an tâm để họ dẫn dắt mình trong mối tình...
Thứ cơ bản nhất của tình yêu, chẳng phải là học cách tôn trọng nhau sao...
Nguyễn Ngọc Thạch
14462922_1700082280314635_6064422581583602016_n.jpg

Em con trai 22 tuổi, sinh viên Bách Khoa, mọi thứ bình thường, vẫn xem sex, quay tay ạ, chưa được chịch bao giờ... Em có yêu một cô, cùng nhau ôn thi vào đại học, cũng 4 năm yêu xa, mọi thứ em cảm nhận được là rất sâu đậm... cứ mỗi lần em về thăm, cả 2 đứa thuê nhà nghỉ ở, đêm nằm cũng ôm hôn sờ mó các kiểu, cả 2 không còn một mạnh vải trên người. Cô ấy bảo chắc gì đã cưới nhau, nên nếu có yêu thương nhau có chịu đựng một tí, nghĩ cho nhau... em rất yêu nó, thế nên suốt 4 năm trời đấy em cũng đã cố nhịn và vẫn giữ gìn được cho cô ấy, và em cũng tự hào với nó vì tính em không lăng nhăng, có ham muốn cũng cố tự thỏa mãn, không để có lỗi với cô ấy... Rồi ngày em thi kết thúc học kì, đang hí ha hí hửng, trên xe về thăm cô ấy không nói trước thì nhận được tin nhắn " chúng mình chia tay anh nhé". Em từ giật mình đến cố không tin, rồi bàng hoàng, cố không nghĩ. Em cố gọi nhắn tin, hỏi tại sao thì nó không nghe không rep. Mất 6 tiếng em cũng về đứng trước công trường nó, em chạy thẳng lên phòng nó, thấy em nó vừa khóc ầm lên, bọn trong phòng ra ngoài cả... Cả hai chẳng nói gì, cứ ngồi vậy... hai giờ đồng hồ nó khóc trong nhà vệ sinh ra " ct nhau nhé, em có bầu với người khác rồi ". Mọi thứ với em như rơi xuống vực thẳm, vẫn cố không tin, cứ nghĩ rằng nó bị bệnh gì rồi lừa em, em ngây thơ như thằng diễn viên trong phim hàn quốc vậy :))). Nó bảo đã dùng que thử, và em trễ kinh 3 tuần và đi siêu âm có kết quả. Em như thằng mất hết thần kinh, đờ đẫn... Em ham muốn tới mức đó ? em nghĩ anh không có nhu cầu ?hay tại em nghĩ anh yếu sinh lí ?em sướng tới mức không dùng bao khi quan hệ ? hay lại sợ quan hệ với anh rồi anh bỏ em ? và tình yêu chúng mình là cái cc gì thế ?

Ngậm ngùi em ra bến xe quay về hà nội !!! vứt lại sau lưng mối tình 4 năm, yêu xa khổ, nhớ mong, cảnh đón đưa, mọi thứ tốn kém, mọi vun đắp cố gắng trở thành vô nghĩa, yêu nó em quên cả gia đình, bố mẹ !!!

Em muốn cho nó biết rằng, đàn ông không phải không có ham muốn, nhưng vì người yêu nó có thể hi sinh mọi thứ, chịu đựng rất nhiều, và đàn ông tốt vẫn còn rất nhiều... nhưng nó lại đáp trả em, phụ nữ không hẳn con nào cũng tốt, và đàn ông trước khi đểu đã từng là một thằng con trai tử tế... Vì vậy các bạn nữ đừng bao giờ than vãn về đàn ông xấu. Người tốt rất nhiều nhưng tại các bạn chỉ đâm đầu vào những thằng ko ra gì để yêu.

Nguồn:Léc

LỜI KHUYÊN CỦA CHA

598913_358995454184636_333744358_n.jpg

Hãy lắng nghe lời khuyên cảm động, chân thành từ đáy lòng một người cha dành tặng con mình với hy vọng con mình vượt qua mọi chông gai và hướng tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

- Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khuyên ấy.
- Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
- Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.

- Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp .
- Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai con hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

- Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền ra cửa sổ. Lời chê bai con hãy chỉ giữ riêng mình.
- Nụ cười cho người, con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.
- Nỗi đau, con hãy nén vào trong. Nỗi buồn, hãy biết chia cho người đồng cảm.
- Đừng khóc than – quỵ lụy – van nài, khi con biết ngày mai rồi sẽ đến – có bầu trời, gió lộng thênh thang .
- Con hãy đưa tay khi thấy người vấp ngã.
- Cần lánh xa kẻ thích quan quyền .
- Bạn là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có. Thù là người quặn đau với niềm vui đang có ở trong con.
- Chọn bạn sai, cả đời trả giá. Bạn hóa thù, tai họa một đời.
- Con hãy cho và quên ngay.
- Đừng bao giờ mượn dù chỉ một que tăm, sợichỉ.
- Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
- Đừng vui quá, sẽ đến lúc buồn.
- Đừng quá buồn, sẽ có lúc vui .

- Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại! Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao!
- Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp, để biết mình chưa cao.
- Con hãy nghĩ về tương lai, nhưng đừng quênquá khứ. Hy vọng vào ngày mai, nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

- May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
- Hãy nói thật ít để làm được nhiều những điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa, để mang về những hạt giống mới,rồi dâng tặng cho đời, dù chẳng được trả công.

Những điều cha viết cho con được lấy từ trái tim chân thật,từ những tháng năm lao khổ cuộc đời,từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn,từ bao ngày vất vả long đong.

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha.Những bài học một đời cay đắng.
Cha gửi cho con chút nắng.Hãy giữ giữa lòng con,để khi con bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy con sẽ thấy bớt đau và đỡ phải tủi hờn.

*Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời con ạ!*

Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy chậm bước dù là người đến muộn. Dù phần con chẳng ai nhớ để dành .Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân.

Và hãy tin vào điều có thật:

CON NGƯỜI – SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
Con nhé.................!

Nắng♥


Tại sao chúng ta lại nhắm mắt
-khi ngủ
-khi khóc
-khi cầu nguyện
-khi tưởng tượng
…và…
-khi hôn nhau???
Bởi vì những điều tốt đẹp nhất thế gian không thể nhìn thấy bằng mắt
Mà phải cảm nhận bằng con tim…và… cả tâm hồn !!! 

Hôm qua 1 chàng trai mang món quà từ TPHCM ra gặp người yêu nhân dịp ngày lễ tình nhân. Nhưng chẳng may ra đến Huế bị tai nạn. Chàng nhấc máy lên gọi:

- Alô em yêu à. Anh đang ra đến Huế thì bị tai nạn. Em vào Huế với anh chứ? Anh đang mắc kẹt tại đó...

- Em xin lỗi, nhưng xa quá, em không thể vào trong đó đc :(( .... - Cô gái òa khóc trong điện thoại...

Lặng lẽ cúp máy. Chàng trai gọi cho người bạn thân :

- Mày đang làm gì đấy? tao bị tai nạn ở Huế, tao kẹt ở Huế rồi, mày đến đây với tao nhé?

- Tao xin lỗi, nhưng tao không thể bỏ người yêu tao trong ngày hôm nay được, tao không muốn cô ấy buồn...

Cuối cùng chàng trai nhấc máy lên và gọi cho mẹ: - Mẹ à, con đang bị tai nạn.

- Con ở đâu? Con có bị làm sao không? Ở yên đó, và nói cho mẹ biết địa chỉ, mẹ đến ngay...

P/s:

Tình yêu, tình bạn vẫn có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.

Còn tình yêu thương của mẹ, chẳng bao giờ vơi đi , cho dù có chuyện gì xảy ra với bạn đi chăng nữa.

Người vẫn có thể bỏ tất cả mọi thứ để đến bên bạn, nhẹ nhàng và vô cùng ấm áp hơn bất kỳ điều gì khác!

Hãy nhớ yêu thương mẹ mỗi ngày bạn nhé! 

- A hút thuốc à
- Ờ
- Ngày mấy gói
- 1
- 1 Gói bao nhiêu tiền
- 20k
- A hút bao lâu r?
- 15năm
- Đồ điên. A có biết là nếu a ko hút A có thể mua đc 1chiếc Liberty ko?
- Cô hút thuốc ko?
- Dĩ nhiên ko
- Thế chiếc liberty đâu?

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

1235142_589246157780117_146508176_n
"Có những buổi chiều ngồi bên cửa sổ ngắm mưa với một tách trà thật nóng, tiếng violin thật êm và một câu hỏi, mình đang làm gì với chính tuổi thanh xuân của mình thế này. Ngày qua ngày, không còn thấy rõ hình hài những ước mơ, dự định, không nhớ không thương một ai, và cuộc sống dửng dưng, vô cùng tĩnh lặng. Dẫu biết những khoảng lặng và đứng yên đều có một ý nghĩa nào đó cho mỗi cuộc đời, nhưng đôi khi đọc ra được cái ý nghĩa đó là gì mới là điều mấu chốt và lắm gian nan."

- Thường Xuân

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Cà cuống – nhớ chút hương xưa


Tôi còn nhớ, mẹ tôi thuở sinh thời, cứ vào cữ tháng tám mùa thu trở ra đến tháng mười, lúc người đi chợ Hàng Bè, thi thoảng lại được mấy bà hàng tôm cá quen gọi vào, thầm thì lấy riêng cho mấy con cà cuống mà các bà thường chỉ để dành cho khách sành ăn.
Ngày ấy chưa có tủ lạnh, nên mẹ tôi đem cà cuống về là cho vào nồi cơm hấp chín. Sau đó, bà sai chị cả tôi băm nhỏ, dặn thêm là nhớ băm nhẹ tay kẻo bắn ra thì phí lắm. Chỉ  cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm, mới băm ra như vậy, còn cà cuống cái thì để ăn trứng. Rồi bà chọn một chai nước mắm thực ngon, cho cà cuống  vào ngâm. Mỗi lần nhà ăn bún chả hay bún nem, bà cẩn thận mở nút chai, dốc ra một chút nước mắm cà cuống pha lẫn vào bát nước chấm cho dậy mùi thơm. Hay là cũng có khi, gặp mớ rau muống đầu mùa non mướt, bà cũng rộng lòng mở nút chai, chấm vào bát nước mắm chanh ớt một đầu đũa nhỏ. Thế mà thơm lừng khắp mâm cơm. Lúc nhà có cỗ bàn hoặc tết nhất, bà hay để ý xem chai nước mắm cà cuống đầy vơi đến đâu để còn liệu. Nhỡ mà quá tay thì đến lúc không có gì mà đãi khách. Đặc biệt là ba món: Bún thang, bánh cuốn, chả cá, mà thiếu một chút hương cà cuống, thì thà đừng đụng đũa cho xong.  Nhưng mà mẹ tôi thường dạy, hễ đã cho cà cuống thì chớ dùng hạt tiêu, bởi ăn như thế thì thành ra ăn hổ lốn, không phải là cách ăn của người Hà Nội. Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi cũng đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được như hương vị bánh chưng mẹ gói. Thì ra, ngày xưa, mẹ tôi khi ướp nhân bánh trước khi gói, bao giờ cũng nhớ rảy vào một chút dầu tinh dầu cà cuống mà bà để trong một chiếc lọ bé xíu quấn mấy lần nilon như một thứ đồ gia bảo, cất trong ngăn trên của chiếc tủ chùa ở gác hai. Nếu không thì khi xóc gạo gói bánh, cho nhàn nhạt muối đi một chút. Đến lúc bóc bánh ăn, mới chấm thêm chút nước mắm cà cuống, thì cũng hợp giọng lắm.
Con cà cuống vốn là một giống côn trùng có cánh, trông hơi giống con ve sầu, song bộ cánh của nó có vẻ mỏng mảnh hơn, màu nâu nhạt. Nghe các cụ gìa truyền lại câu được câu chăng, thì hình như cà cuống vốn sống trong vùng rừng quế ở Thanh Hóa (chắc đó là cách các cụ giải thích về nguồn gốc hương thơm của giống cà cuống). Vào mùa hè nắng nóng,  nó bay ra sinh sống ở các vùng đồng ruộng ngập nước. Và tối tối, nó hay tìm những nơi có nhiều luồng sáng tập trung thành vầng lớn để theo ra. ở Hà Nội, trước đây, các nơi như quảng trường Lăng Bác, hay thành cầu Chương Dương, cà cuống về dày đặc. Nhưng có lẽ do bà con nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên cà cuống theo đó mà mất dần. Bây giờ, nhiều người Hà Nội nghe nói đến cà cuống thì ngớ người chẳng biết là con gì. Chứ thời trước, ở Hà Nội, trong các gia đình, cà cuống được coi như một thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc biệt. Người ta đem con cà cuống về, tách hai bên cánh, khía một đường ở nơi có thể gọi như gáy của con cà cuống, chỉ con đực thôi, rồi rút ra một bọng dầu nhỏ như hạt gạo vàng. Đấy chính là phần tinh tuý nhất trong con cà cuống. Trước đây, nhiều người cứ lầm tưởng là cái bọng dầu ấy nằm dưới bụng con cà cuống, thế là lầm to.
Không thể miêu tả nổi cái cảm giác ngạc nhiên và hết sức ngỡ ngàng thú vị của tôi khi lần đầu tiên được nếm món trứng cà cuống. Thơm phức, nghe thoáng có mùi quế mà lại không nồng gắt  như quế, hoặc chợt như mùi hạt tiêu mà không cay sặc như hạt tiêu Bầu trứng cà cuống bé tí tẹo, chỉ chừng như hạt thóc nếp, màu vàng chanh sáng, trong văn vắt. Trứng cà cuống không mềm như các loại trứng tôm, cũng không khô như trứng cá, mà nó chắc chắc, dai dai, thoạt đầu tưởng như miếng kẹo cao su. Trong khi ăn, tôi nghĩ, may mà thế, chứ nó tan nhanh thì tiếc quá. Nhưng mà ăn chầm chậm thì cũng hết, vì như trên đã nói, nó bé tí teo mà. Được cái, khi ăn đã hết mà hương vị thơm ngon còn đọng lại mãi. Nhưng phải nói thực, kiếm được món trứng cà cuống phải kỳ công lắm, phải đặt riêng các bà hàng quen ở chợ. Còn nếu lên nhà hàng chuyên doanh cà cuống trên phố Chả Cá, thì giá đắt như trên trời, khó mà chuốc nổi, cho nên chỉ mấy vị Việt kiều là năng tìm đến.  Vả lại, không phải lúc nào cũng sẵn có như ta tưởng.
Bây giờ người mẹ hiền của tôi đã khuất núi. Tháng bẩy âm lịch tới là ngày giỗ của bà. Thể nào tôi cũng cố dặn trước mấy bà hàng quen của mẹ ngày xưa trên chợ Hàng Bè, tìm lấy dăm ba con cà cuống, đặng nấu món bún thang cúng mẹ, ngõ hầu mẹ nhớ chút hương xưa.
                                                       Nhung Vũ

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

SỰ KHÁC NHAU GIỮA BỨC THƯ GỬI MẸ CỦA... TỬ TÙ VÀ CEO


1. Thư của người tử tù
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai là phải ra pháp trường rồi. Con cũng không biết tại sao mình lại đi đến bước đường cùng như này, hiện tại con chỉ thấy mọi ký ức như đang trở về và hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã chạy đến và đỡ con đứng dậy. Mẹ vừa dỗ dành con không khóc vừa mắng hòn đá: “Sao mày lại làm con tao khóc, để mẹ đánh cho hòn đá một trận“. Con đang cố chịu đau để cầm nước mắt, nhưng nghe xong câu nói của mẹ, con đã khóc trong lòng mẹ rất lâu mới chịu nín. Mẹ đã cho con biết rằng, lý do con ngã là do hòn đá, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn dỗ dành cho con không khóc nữa.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã ân cần mang cơm đến và bón cho con ăn. Mẹ đã dạy cho con biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ sợ con làm vãi cơm làm bẩn quần áo, rồi tự mẹ lại phải đi giặt.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con là chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc cho đến khi mẹ chịu mua cho con mới thôi. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ mà mình yêu thích, nhưng con không biết rằng, mẹ mua cho con, chỉ vì không muốn mất mặt chỗ đông người.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã sợ con giặt không sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã sợ con làm vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã sợ con bị bỏng. Mẹ đã cho con thấy, trong cuộc sống này, hóa ra có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể đối diện. Nhưng con đã không hiểu rằng, mẹ chỉ không muốn mất công thu dọn và làm các việc do con có thể sơ ý gây ra.
Khi con được 10 tuổi, mẹ đã đăng ký cho con 3 lớp phụ đạo văn hóa, và 2 lớp học năng khiếu. Khi con con cảm thấy mệt mỏi đến mức không chịu nổi, mẹ đã nói: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao thành người tài giỏi được“. Mẹ đã cho con biết rằng, học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn con sẽ có ngày thành đạt để có thể mở mày mở mặt trước mọi người.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm, mẹ đã dùng tiền để bồi thường và dắt con đi xin lỗi họ. Mẹ đã cho con biết rằng, khi gây ra chuyện chỉ cần nói “xin lỗi” là xong, nhưng con đã không biết, mẹ đang oán trách nhà hàng xóm đã đòi mình bồi thường quá nhiều tiền.
Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã vay tiền để mua cho con một chiếc đàn. Nhưng chỉ sau một tháng, con đã không còn động đến nó nữa, mẹ đã cho con thấy, hóa ra không có tiền cũng có thể tùy ý sở hữu những đồ mà mình thích. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã phải vất vả làm việc 3 năm mới trả được hết nợ.
Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ nói rằng, làm luật sư không những có nhiều tiền mà còn có địa vị trong xã hội, và nhất định muốn con học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo những gì mẹ sắp đặt là được. Nhưng con không biết rằng, mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện giấc mơ mà trước đây mẹ đã không làm được.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, với lý do có thể liên lạc với mẹ thường xuyên hơn. Mẹ đã không cần cân nhắc nhiều và chuyển ngay cho con 10 triệu đồng. Nhưng con chỉ dùng điện thoại để liên lạc với bạn gái, trong vòng 1 năm con chỉ gọi cho mẹ có mấy lần. Mẹ đã cho con thấy rằng, mẹ là một ngân hàng miễn phí mà con có thể lấy bất cứ lúc nào. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã nhiều lần chờ đợi con gọi điện để chúc mừng trong ngày sinh nhật mẹ.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học, mẹ đã dùng tiền để con được vào làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Mẹ đã cho con thấy, 4 năm đại học chơi bời, khi ra trường vẫn có thể có được một công việc ổn định. Nhưng con đã không biết rằng, vì con mà mẹ đã phải đi cầu cạnh biết bao người.
Năm con 27 tuổi, quan hệ của con với các bạn gái đều không được lâu dài, các cô gái đều nói con là người không có trách nhiệm, vẫn là một cậu bé chưa trưởng thành. Mẹ đã nói rằng, do duyên chưa đến, các cô gái đó đều không xứng với con. Mẹ đã cho con thấy rằng, những cô gái không lấy được con là do họ kém phúc phận. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà đi rất nhiều nơi để dò hỏi cho con người ưng ý.
Năm con 32 tuổi, do con đánh bạc thua, và nợ rất nhiều tiền, mẹ đã rất tức giận đến mức sinh bệnh, nhưng cuối cùng thì mẹ cũng trả hết nợ cho con. Mẹ đã cho con thấy, cho dù con có gây ra tội tình gì đi nữa, thì mẹ cũng đều giúp con gánh vác trách nhiệm. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà tiêu hết đi khoản tiền mẹ dành dụm cho tuổi già của mình.
Năm con 35 tuổi, khi con biết mẹ đã không còn đồng nào trong người, con đã đi cướp của giết người. Khi con nghe thấy họ tuyên án tử hình, mẹ đã khóc và trách ông trời không công bằng, vất vả cả đời vì con, vậy mà cuối cùng lại ra nông nỗi này. Cuối cùng con đã biết, mẹ đã vì yêu con mà hết lần này đến lần khác cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của con, hết lần này đến lần khác bóp chết đi năng lực sinh tồn của con, lấy đi trách nhiệm đối với cuộc đời của chính con.
Hóa ra cho đến lúc cận kề cái chết, con vẫn chưa trưởng thành. Mẹ đã dùng phương pháp sai lầm và vất vả cả đời vì con cái, để đổi lấy sự đau khổ cho cả 2 thế hệ. Hóa ra giáo dục con cái không có cơ hội để lặp lại lần thứ 2, hóa ra, mẹ đã tự tay đưa con lên đoạn đầu đài… Mẹ hãy bảo trọng! Ngày mai con phải đi rồi. Hy vọng ở một thế giới khác, con có thể học được cách có trách nhiệm với chính mình, tự mình tìm được hạnh phúc cho chính mình…
2. Thư của một CEO viết cho mẹ:
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai sẽ khởi công xây dựng một công xưởng mới. Để con có được thành công như ngày hôm nay, đều là do công dạy dỗ của mẹ. Bỗng nhiên mọi ký ức như đang trở về hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã để con tự đứng dậy và nói: “Lần sau cần phải cẩn thận hơn“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã nói, nếu không ăn thì phải chịu đói cho đến ngày hôm sau, con đã đồng ý, và nghĩ rằng mẹ chỉ nói vậy thôi. Nào ngờ, đến buổi tối con lục tìm đồ ăn… ngay cả một hạt cơm cũng không còn trong nồi. Mẹ đã dạy cho con biết, phải tự chịu trách nhiệm với sự bướng bỉnh của mình.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc, nào ngờ mẹ quay lưng bước đi để mặc con ở đó. Khi đó con chỉ biết đứng dậy, vừa lau nước mắt vừa chạy theo mẹ. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của bản thân.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã dạy con làm thế nào để giặt cho sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã dạy con phải cẩn thận để bát không bị vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã dạy con xới cơm cẩn thận để không bị bỏng. Mẹ đã dạy cho con biết phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Khi con được 10 tuổi, mẹ thấy các buổi học thêm của con kín mít, mẹ nói rằng: “Đến lớp hãy cố gắng học, khi nghỉ hãy chơi cho thỏa thích, nếu còn thời gian thì đọc thêm sách vở, thì con sẽ không sợ thua kém ai cả“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sở thích của mình.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm. Mẹ đã đưa con đến cửa hàng để mua kính, sơn và đinh, sau đó mẹ đã bảo con giúp mẹ cùng lắp lại cửa kính cho họ. Sau đó còn trừ tiền tiêu vặt của con vào tháng sau. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước những sai lầm của bản thân.
Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã mua cho con kèn ácmônica. Mẹ nói với con rằng: “Thổi được kèn ácmônica đi đã rồi hãy nói đến chuyện mua đàn piano“. Con đã thổi kèn ácmônica cho đến bây giờ, còn nguyện vọng muốn chơi đàn piano, con đã quên từ lúc nào không biết. Mẹ đã dạy cho con biết phải kiên trì và có trách nhiệm với chính kiến của mình. Năm con 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ đã giúp cùng con phân tích những chuyên nghành mà con yêu thích, và để cho con tự quyết định chuyên nghành mà mình muốn theo đuổi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm cho tương lai của bản thân.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, mẹ nói rằng điện thoại cũ chưa hỏng thì không được đổi. Nếu như con nhất định muốn đổi thì tự đi làm ngoài giờ học lấy tiền mà tự mua. Khi con kiếm đủ tiền để mua điện thoại mới nhờ đi dạy thêm, cái cảm giác vui sướng khi thành công đó vượt xa hơn hẳn giá trị của một chiếc điện thoại mới.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học con đã muốn tự gây dựng sự nghiệp. Mẹ đã khuyên con không nên nóng vội, mà hãy bắt đầu làm những việc mà con yêu thích, khi có kinh nghiệm rồi hãy tính. Hai năm sau, con quyết định mở công ty, mẹ nói, nếu như con có thể chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất, thì hãy mạnh dạn và đặt tâm vào mà làm. Mẹ đã cho con vay 300 triệu đồng, và yêu cầu con 4 năm sau phải trả. Con đã vỗ ngực và nói, con không những trả tiền cho mẹ, mà còn tặng mẹ một căn hộ nữa. Mẹ đã dạy con biết có trách nhiệm với sự nghiệp của chính mình.
Năm con 27 tuổi, con đã đưa một cô gái thông minh và xinh đẹp về nhà, đó là lần đầu tiên mẹ khen ngợi con trước mặt cô ấy. Mẹ còn nói, chuyện vợ chồng là tự con quyết định, chỉ cần chúng con thành tâm thành ý thì mẹ đã rất hạnh phúc rồi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự có trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân.
Năm con 32 tuổi, con đã đưa chìa khóa của một căn hộ mà con mua để tặng mẹ, khi tay mẹ cầm chìa khóa và lập tức quay lưng ra sau. Nhìn thấy đôi vai mẹ khẽ rung rung, con biết rằng mắt mẹ đang nhòa đi vì hạnh phúc. Mẹ đã dạy cho còn biết phải có trách nhiệm với lời hứa củamình.
Năm con 35 tuổi, công ty của con không ngừng mở rộng, và phải xây dựng nhà máy mới, những người thường trách cứ mẹ nhẫn tâm, nay đã không còn gì để nói. Con vẫn thường dạy cho con của con biết phải có trách nhiệm với bản thân mình, giống như mẹ đã từng dạy con khi xưa. Con hy vọng rằng chúng sẽ làm được những điều còn to lớn hơn nữa.
Con yêu của mẹ!
--Sưu Tầm--

Giết chết thời gian

13336063_962396043878265_7794849784082292328_n
Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:
Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.
Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.
Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD
Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – thời – gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian.
Sưu tầm

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

giphy (36).gif

  • Còn trách móc, giận hờn là còn quan tâm.
  • Còn nói dối, che giấu là còn coi trọng.
  • Còn né tranh, xa cách là còn giữ trong lòng.
Rồi có một ngày, ngay cả lời trách móc cũng không buồn lên tiếng.
Rồi có một ngày, thà nói lời thật lòng khó nghe còn hơn là hao tâm tổn trí để nói dối.
Rồi có một ngày, gặp hay không gặp, gần gũi hay xa cách cũng chẳng còn bận tâm.
Đó sẽ là ngày một người trở thành “lịch sử” của một người. Và lịch sử thì chẳng thể thay đổi và cũng khó lòng lặp lại.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016


Cấp ba, ngồi viết bài nghị luận về Tấm Cám, nghĩ trong đầu thiệt, đách thích con Tấm miếng nào.
Theo thời thế hiện tại, Tấm như kiểu em gái biết mình đẹp, hỡ chút là làm mình làm mẫy để đại gia dại du hiện ra giúp, lúc cho cái này lúc tặng cái kia. Trong truyện hồi đó thích con Cám hơn, yêu hận rõ ràng, thích là quất, phấn đấu để có được cái mình cần.
Cái kết của Tấm Cám, có nhiều tranh cãi, lúc đầu là con Tấm sau khi làm hoàng hậu thì dụ con Cám tấm nước sôi xong lấy xác làm mắm gởi về cho mẹ ghẻ mình ăn, để bà ta biết rồi lên cơn sợ mà chết. Cái kết này sau đó bị kêu là mất nhân văn rồi cắt bỏ, thay trong sách là cảnh hai mẹ con Cám xấu hổ nên bỏ đi biệt xứ rồi sét đánh chết.
Nói chung là muốn giữ hình ảnh tốt đẹp cho con Tấm, nhưng thực ra, con Tấm có dã tâm và manh nha cái ác bỏ mẹ ra.
Cám tham lam, không bàn cãi nhưng cái tham đó từ đầu đến cuối vẫn là cái tham của kẻ ngu, khờ dại, không toan tính kiểu trẻ con. Lúc là ganh nhau cái yếm đỏ nên trút giỏ tép tôm, là canh me méc mẹ giết con cá bống, sau này vào cung rồi thì cũng chỉ đốt cây xoan, giết chim vàng anh. Ngay cả vụ án tày đình nhất là cưa cây giết Tấm cũng là do dì ghẻ làm.
Cái ác, cái tham đó đáng trách mà thấy cũng đáng thương. Ai mà không tham? Chỉ là do không được hướng dẫn nên cái tham biến thành cái dại, dẫn vào họa sát thân.
Hiền như Tấm? Khoan đã, nghe mấy câu nói của Tấm sau mấy lần luân hồi sẽ sợ.
Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Giặt mà không sạch.
Tao rạch mặt cho.
Kẽo cà kẽo kẹt.
Dám tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
Hiền gì cái loại đòi rạch mặt, khoét mắt người ta với lời lẽ cây độc như vậy.
Dã tâm Tấm có, chẳng qua là khi còn là thứ dân, nếu giết người sẽ bị đền tội, lúc được trao quyền lực thành hoàng hậu rồi, Tấm hiểu dù giết một người cũng chẳng bị gì, nên cứ thế mà thẳng tay.
Nhiều người cho rằng đó là sự trả thù, thay đổi sau khi Tấm bị hại, sự vùng lên của giai cấp bị áp bức. Điều đó có thật không?
Con người ta sinh ra, mang cả trong mình hai hạt mầm nhân cách, thiện và ác. Trải qua quá trình tác động của tự nhiên, môi trường sống, hệ tư tưởng giáo dục, gia đình… thì hai mầm nhân cách sẽ có sự triệt tiêu không hoàn toàn, đào thải, hoặc được pha lẫn theo phần trăm nhất định. Sự đấu tranh giữa thiện và ác lúc nào cũng luôn tồn tại trong mỗi con người. Một người cả đời lương thiện cũng sẽ có lúc ác tâm lướt qua đầu.
Thiện và ác đấu tranh để tồn tại. Người ta có thể ban đầu là thiện, nhưng cũng chẳng phải cả đời sẽ thiện.
Còn Cám, trước ngu, sau cũng ngu, nó tưởng chị Tấm nó vẫn còn người chị hiền lành, nên nghe theo lời mới vong thân. Âu cũng là ngu như Cám.
Người ta bảo dì ghẻ ác, lại thấy dì ghẻ là đại diện cho hình ảnh của người mẹ trong bất kỳ xã hội nào, với lòng yêu con mù quáng.
Là mẹ ai chẳng yêu con, bất chấp con mình đúng sai, luôn tìm đủ mọi cách để mang đến điều tốt nhất cho con mình. Giả dụ, Cám không tìm cách lấy hết tép của Tấm, thể nào dì ghẻ cũng tìm lý do đưa cái yếm cho Cám, hay chỉ đơn giản đưa cho Tấm một cái yếm cũ, còn Cám của mình là một cái yếm mới.
Những bà mẹ Việt Nam, thường luôn bênh vực con mình khi xảy ra việc. Con đi đánh nhau đến toạc đầu đứa bạn, mẹ bạn qua mắng vốn thì vẫn phải bênh vực con mình, “ai biểu con chị chọc con tui, con chị yếu nên bị con tui đánh”, đến khi người ta đi rồi mới bắt đầu cho con ăn đòn, dạy dỗ.
Mẹ là vậy, trước bao cơn sóng gió luôn ôm chặt con vào lòng để rồi sau đó bắt đầu dạy nó sau.
Thế nên dì ghẻ không ưa Tấm, tìm cách hại Tấm để giúp Cám là điều hiển nhiên, chẳng cần lên án hay bàn cãi, và cái tình yêu đó đến phút cuối cùng vẫn trường tồn, vĩnh viễn.
Người ta bảo Bụt hiền, nhân từ, chưa chắc.
Bụt chỉ giúp cho người ta cái tính ỷ lại, hỡ một chút thì ỷ ôi, đòi hỏi, vòi vĩnh thứ mình cần. Bụt cũng đâu phải đi giúp người không không, cần phải có điều kiện. Điều kiện cơ bản ở đây là “đẹp” và “biết khóc”.
Thử con Cám ngồi khóc đến mù chắc Bụt cũng không hiện ra. Hay như lần Tấm bị dì ghẻ chặt cây,Bụt đâu mà không hiện ra dùng phép thần thông giúp đỡ. Có chăng là lúc đó Tấm bất ngờ, không kịp ngồi khóc nên ông Bụt nhất quyết ngó lơ.
Nhìn đi nhìn lại, chỉ còn con mẹ gà mái trong truyện là thấy có vẻ ổn.
Cục ta cục tác.
Cho ta nắm thóc,
Ta bới xương cho.
Gà mái thực tế, đơn giản là tôi sẽ làm việc khi được trả công xứng đáng. Tiếc là người ta không viết tiếp ngoại truyện cho bà gà mái mẹ này.
Mà có nói gì nói, con nít sẽ vẫn được dạy là Tấm hiền, Cám ác, Bụt nhân từ, vua thủy chung...
Chỉ là lớn cái đầu, ngồi ngẫm lại chuyện ngày xưa thấy đúng là có nhiều cái để nói, để bàn.
Chỉ thắc mắc, phim "Tấm Cám - Chuyện chưa kể" đưa chi tiết trong ảnh vô cuối phim làm chi?

Nguyễn Ngọc Thanh

  Bài viết này khá hay, mong các cậu có thể đọc tới cuối. Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp. Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu...