cảnh báo: Một số câu truyện có khả năng lấy nước mắt của bạn!
topic sẽ đc update liên tục...Mong mọi người ủng hộ!
Triết lý.....
Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn. Chàng thanh niên giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu mình". "Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..
...........................
MẤT XE
Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.
Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.
Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.
Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.
Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.
.........................
Anh hai
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”
............................
Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.
..............................
Đôi giày
Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếc giày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu. Anh không thể lấy lại được nó nữa vì tàu đã bắt đầu chuyển bánh.
Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng hành.
Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười và nói: "Sẽ có một người nghèo khổ nào đó tìm thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ có cả một đôi giày để đi."
...................................
Tô mì
Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, không phải thèm là ăn được.
Có bữa ba đến trường rước nó về, hai cha con ghé lại xe mì đầu hẻm, ba kêu một tô mì, đẩy về phía nó : "Con ăn đi, ba no rồi !"
Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả tô mì .....
15 năm trôi qua . Em tôi đã là một cô giáo. Hôm lãnh tháng lương đầu tiên về , nó cầm xấp tiền tần ngần hoài . Tôi hỏi :
- Nhỏ định mua sắm gì đây ?
- Em sẽ mua tô mì thiệt ngon để cúng ba !
Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe .....
................................................
Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
....................................
Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
..........................................
Hân
Hắn về quê cũ, chiếc Dylan quẹt thúng lúa đi ra từ ngõ vắng. "Đui à!", dáng khắc khổ lồm cồm ngồi dậy.
Hân!!!
Ngỡ ngàng.
......
" Long cầm tiền đi, lên trên đó cố học nghề. Hân chờ..."
.............................................
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên " ... Nhà ngập, con đừng về! "
Mỗi tối, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: " Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó! "
............................................
Thịt gà
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Sưu tầm)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
Chỉ còn lại ông và cháu, ông nói: Cháu ạ, bố mẹ cháu quên mất điều ấy từ lâu rồi!
.............................................
Đàn Ông :-p
Tôi và anh đều có máu văn chương. Anh bảo tôi viết bài dự thi kể chuyện mới tình đầu của mình đi. Tôi hỏi anh:
- Viết thật hay hư cấu?
- Viết thật thì chỉ hay với mình thôi, phải thêm một xíu ngọt ngào và thơ mộng nữa chứ...
Ngày hôm sau tôi đưa anh bản nháp. Anh đọc xong... lặng yên, không bình phẩm gì như mọi lần. Anh ghen!
..........................................
Đợi
“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ!” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.
Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi!” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…
...........................................
Vô can.
Quốc lộ về đêm, hắn rải đinh rồi hắn vá bốn xe xẹp. Mưa, hắn bỏ về. Hai xe khác đang tìm nơi vá bỗng "Rầm..... Ree...ét". Một chiếc nữa ngã lăn, bé năm tuổi văng vào bánh xe tải.
Người nguời rơi nước mắt. Hắn chẳng hay biết. Vô can.
............................................
Rau muống.
Ở Mỹ, viết thư về nó cứ bảo: "Mình thèm rau muống luộc chấm mắm nêm quá, ước gì!". Vừa rồi nó về, mình ra chợ mua một mớ rau muống ngon về luộc đãi nó. Nhìn đĩa rau muống nó bĩu môi: "Cậu ăn uống kham khổ thế à?".
........................................
Lời nói dối.
Ngày đó nhà nghèo cha mất, mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, mẹ gởi con về giỗ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng... Về nhà mẹ hỏi con né tránh: "Dạ, vui! Cô bác mừng con...!!!".
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh...
Về nhà nhìn ảnh mẹ con thấy lòng rưng rưng...
..........................................
Mùa thi
Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi:
- Con làm bài tốt không?
Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
- Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi:
- Ba con có đến không?
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
- Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu.
================================================
Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"
.................................................. ....
Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
.................................................. ..
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…
Phấn son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không...”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
-------------------------------------
Nghề cao quý
Cô bé học giỏi nhất, ngoan hiền nhất. Chị tận tình chỉ dạy còn cô bé chăm chỉ học, cô-trò vô cùng tâm đắc. Chị hình dung đến một ngày cô bé đứng trên bục giảng. Chị ướm thử :
- Con có thích trở thành cô giáo không?
Cô bé không ngần ngừ một giây, mạnh mẽ lắc đầu. Chị cảm thấy hụt hẫng. Sao cô bé lại dứt khoát đến thế? Nghề giáo vốn là nghề cao quý. Hay là...
Nhìn lại cảnh nhà thanh bạch, chị thở dài.
------------------------------------------
Ngày thi trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
----------------------------------------
Tro ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
“Ông ơi vào ăn cơm”
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
-------------------------------------
Nó
Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi! Có người hỏi: “Mày có buồn không?”. Nó yên lặng nhìn xa xăm!
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc nhiên. Nó ngậm ngùi: “Con còn có Nội - nó chẳng còn ai!”.
------------------------------------
Đành thôi
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không...”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
-------------------------------------
Nghề cao quý
Cô bé học giỏi nhất, ngoan hiền nhất. Chị tận tình chỉ dạy còn cô bé chăm chỉ học, cô-trò vô cùng tâm đắc. Chị hình dung đến một ngày cô bé đứng trên bục giảng. Chị ướm thử :
- Con có thích trở thành cô giáo không?
Cô bé không ngần ngừ một giây, mạnh mẽ lắc đầu. Chị cảm thấy hụt hẫng. Sao cô bé lại dứt khoát đến thế? Nghề giáo vốn là nghề cao quý. Hay là...
Nhìn lại cảnh nhà thanh bạch, chị thở dài.
------------------------------------------
Ngày thi trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
----------------------------------------
Tro ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
“Ông ơi vào ăn cơm”
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
-------------------------------------
Nó
Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi! Có người hỏi: “Mày có buồn không?”. Nó yên lặng nhìn xa xăm!
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc nhiên. Nó ngậm ngùi: “Con còn có Nội - nó chẳng còn ai!”.
------------------------------------
Đành thôi
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…
Thôi
Quê mình hễ mùa mưa lại ngập. Hồi ấy, con chập chững vào lớp Một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa, mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra, rơm rớm. Mẹ bảo:
-Thôi, hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ giàu, thành đạt. Cuối tuần, con đưa mẹ đến siêu thị.
-Thôi, đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Tôi có việc phải đi.
p/s trước khi mắng người, tự xét mình đã.
------------------------------------
Người tốt,người xấu
Trong một lần đi công tác lên Đà Lạt,chiếc xe hơi cũ kĩ bò lên dốc đồi,trời sẩm tối,đường vắng anh thấy sợ.Chợt có bóng một người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui anh bỗng ngại.Nhưng đôi mắt kia van xin tuyệt vọng.
Anh dừng xe,chép miệng:
-Thôi đành vậy,tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên thị xã.Con tôi đang cấp cứu trong bệnh viện..
Tác giả
ương Thị Hồng
P/s:Sống phải có tình người.Hãy dùng ý chí để suy nghĩ , dùng trái tim để cảm nhận để biết rằng ai tốt ai xấu,và để đưa cánh tay ra đúng lúc bạn nhé!
-------------------------------------
Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
--------------------------------------
Con Nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng!
----------------------------------------
Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”
Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
----------------------------------------
Mồ côi
Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm:
- Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.
Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:
- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.
Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:
- Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…
------------------------------------------
Giá mà
Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
--------------------------------------------
Một buổi sáng
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.
-------------------------------------------
Lãi
Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.
Con trai càu nhàu:
- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
------------------------------------------
Trang viết & cuộc đời
Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."
Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn
Quê mình hễ mùa mưa lại ngập. Hồi ấy, con chập chững vào lớp Một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa, mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra, rơm rớm. Mẹ bảo:
-Thôi, hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ giàu, thành đạt. Cuối tuần, con đưa mẹ đến siêu thị.
-Thôi, đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Tôi có việc phải đi.
p/s trước khi mắng người, tự xét mình đã.
------------------------------------
Người tốt,người xấu
Trong một lần đi công tác lên Đà Lạt,chiếc xe hơi cũ kĩ bò lên dốc đồi,trời sẩm tối,đường vắng anh thấy sợ.Chợt có bóng một người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui anh bỗng ngại.Nhưng đôi mắt kia van xin tuyệt vọng.
Anh dừng xe,chép miệng:
-Thôi đành vậy,tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên thị xã.Con tôi đang cấp cứu trong bệnh viện..
Tác giả
P/s:Sống phải có tình người.Hãy dùng ý chí để suy nghĩ , dùng trái tim để cảm nhận để biết rằng ai tốt ai xấu,và để đưa cánh tay ra đúng lúc bạn nhé!
-------------------------------------
Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
--------------------------------------
Con Nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng!
----------------------------------------
Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”
Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
----------------------------------------
Mồ côi
Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm:
- Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.
Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:
- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.
Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:
- Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…
------------------------------------------
Giá mà
Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
--------------------------------------------
Một buổi sáng
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.
-------------------------------------------
Lãi
Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.
Con trai càu nhàu:
- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
------------------------------------------
Trang viết & cuộc đời
Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."
Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn
Sưu Tầm
Ăn nhậuTự nhiên trở thành một nét truyền thống của đa số người dân Việt Nam, từ hội hè đình đám, ma chay, cưới hỏi, cho đến sau giờ làm, trước giờ nghỉ ...
???
Mưa
Trời đổi gió. Mưa trắng phố phường. Cô gái ngồi sau Chàng trai trên một chiếc xe máy đời mới, vòng tay ôm eo: "Anh có lạnh ko, để em ủ ấm cho anh nhé!" Tiếng cười khúc khích trong veo tan vào màn mưa mờ đục. "Ước gì những cơn mưa kéo dài hơn" - Chàng trai và Cô gái nghĩ thầm, nghe niềm vui dâng đầy trong mắt ...
Bên kia đường, bác bán bánh chuối chiên nhìn mưa mà thở dài ngao ngán. Mưa đã mấy ngày ko tạnh, ngày nào cũng ế hàng. Mà lại sắp đến hạn nộp tiền học cho con ...
Ngoài trời, mưa vẫn rơi, trắng xóa...
......................................
Gió
Nhớ ngày xưa, bố đi làm xa, khung cửa vỡ ko có người gắn lại. Mùa đông về, con và mẹ nằm co ro trong góc. Thỉnh thoảng trong mơ con lạnh, giật mình. Bố viết thư về: "Bao giờ kiếm đủ tiền nuôi Cún, bố sẽ về sửa khung cửa cho Cún nhé!" Con lại rúc vào lòng mẹ, nghe gió luồn qua cả những giấc mơ ...
Bây giờ, nhà mình bốn tầng, cửa làm bằng gỗ lim sáng bóng, những tấm kính sáng loáng lạnh lùng. Trong nhà có đủ cả điều hòa và máy sưởi - con chẳng bao giờ sợ lạnh! Nhưng đêm đến, vẫn chỉ có con và mẹ - nghe gió luồn lạnh buốt trong tim ...
"Bố ơi, bao giờ mới kiếm đủ tiền để bố về sửa khung cửa cho con?"
................................
Người già
Hồi còn trẻ, bà lăn lộn khắp các chợ ở vùng đất Nam Định, một tay nuôi năm người con để chồng yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận. Bà nổi tiếng cả vùng về sự sắc sảo thông minh - và cả một chút tinh nhanh của những người làm nghề buôn bán. Cơ đồ nhà chồng, một tay bà gây dựng. Năm người con vắng cha mà ko có ai phải thất học. Năm người là năm tấm bằng Đại học - người con cả còn đc đi nước ngoài du học nữa.
Mấy chục năm sau ...
Ông mất, các con đón mẹ lên thành phố. Mấy ngày đầu, chưa quen đồ dùng mới, bà làm hỏng hết cả. Hôm nay cũng thế, bà lại làm cháy cái ấm điện mới. Người con cả gắt:
- Mẹ đúng là lẩm cẩm, chẳng làm đc việc gì ra hồn!
Bà sững người, ánh mắt vụt rơi vào khoảng không xa vắng ...
...........................
KHI BA MẸ RUN TAY...
Bàn ăn trải khăn trắng. Mẹ gắp cho cu King cái đùi gà. Ông nội không còn răng chỉ muốn ăn canh nhưng canh để xa ông.
- Để cháu chan cho!
Cu King đứng dậy chan canh cho ông và làm đổ canh ra bàn.
Mẹ mắng:
- Cứ đành hanh!
Ông với tay chan. Lóng ngóng, run run. Canh lại đổ ra ngoài... Mẹ nhăn mặt, ba xoa bụng còn cu King nhìn hai người:
- Khi ba mẹ run tay như ông, con sẽ chan canh cho ba mẹ.
Bữa ăn tiếp tục nhưng chỉ còn tiếng nhai...
Tiếp nào...
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngoài 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết tâm cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói: “Ba sợ các con còn giận mẹ...”.
===============================
Anh Hai
Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. “Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo tuổi già của mẹ.”. Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum. Em còn quờ quạng một lúc nữa đến khi cái chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời.
Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói:”Anh Hai!”
================================
Nó
Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành: “Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!”. Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!” rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn...
================================
CẢNH NGỘ
- Chú ơi! Mua vé số cho con đi chú. Làm ơn mua cho con một vé đi chú. - Đưa coi! - Tiếng người đàn ông. - Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh. Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình. Người đàn ông chọn hoa hồng. Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
===============================
Khoảng Cách
Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:
- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
================================
VÔ TÂM
Tháng đầu tiên lãnh lương dạy kèm. Nó hí hửng rủ nhỏ Trâm đi chợ. Loanh quanh một hồi, nó sắm đủ cả quần Jeans, áo pull, kẹp, nơ... Trâm đắn đo mãi, chẳng chịu mua gì. Ngang hàng vải, nhỏ kéo nó vào, chọn mua một xấp vải lụa sẫm màu. Nó nhăn mặt: - Màu này già lắm! Trâm rụt rè: - Tao mua cho mẹ tao đó. Lần đầu làm ra tiền mới hiểu cái vất vả của mẹ bao nhiêu năm qua. Nó giật mình, lặng thinh. Giỏ đồ trên tay bỗng dưng nặng trịch.
================================
NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất. Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào? Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông? Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào? Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông. Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.(Sưu tầm)
Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh
Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: "Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không?". "Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi". Ông chủ ân cần:" Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé".
Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng: "Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm". Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc một đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người thăm quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : "đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ"… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.
Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với con: "Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu!" Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn "căn phòng dành cho nó" thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: "Không biết nó đã chạy đi đằng nào…". Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: "Cháu nấp ở đây làm gì? Cháu biết đây là chỗ nào không?" Thằng bé hồ hởi : "Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng ngồi đây ăn với cháu cơ!"
Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: "Con hãy đợi ta nhé". Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khách đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: "Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé".
Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào.
Hai vợ chồng cãi nhau.
Con chó già mấy ngày không có bữa ăn run rẩy chạy tới liếm chân chủ. Chồng lấy hết sức bình sinh đá con chó. Nó kêu ẳng ẳng cụp đuôi bỏ chạy trong tiếng quát vẳng theo.
Rồi chồng quay sang bảo vợ: “Chó của cô đấy, suốt ngày chỉ biết sủa ăn hại. Sống làm gì cho chật đất, cho tí bã chó chết mẹ nó cho xong.”
Lại cãi nhau.
Tối đến, ông già chống gậy lẩy bẩy hỏi con dâu: “Có cơm chưa hả con?” Chị vợ ngồi trên ghế bành nói vọng về hướng phòng ngủ:: “Gớm, già cả thất nghiệp chả được tích sự gì chỉ giỏi vòi cơm. Sao chẳng làm gì mà nhanh đói thế. Muốn ăn thì lăn vào bếp, ai ở không đâu mà hầu hạ mấy người mãi?”
Anh chồng lồng lộn mở cửa phòng nhảy xổ về phía vợ: “Mày xỉa xói ông đấy à? Mẹ kiếp dù gì tao cũng là chồng mày nghe chưa con kia?
Và đánh nhau.
Sáng hôm sau, ông già sùi bọt mép nằm chết cong queo. Con chó già khập khiễng lại liếm liếm mặt rồi tru ư ử.
Tô cơm chó anh chồng trộn chiều qua để quên trên bếp vương vãi khắp sàn.
================================Con chó già mấy ngày không có bữa ăn run rẩy chạy tới liếm chân chủ. Chồng lấy hết sức bình sinh đá con chó. Nó kêu ẳng ẳng cụp đuôi bỏ chạy trong tiếng quát vẳng theo.
Rồi chồng quay sang bảo vợ: “Chó của cô đấy, suốt ngày chỉ biết sủa ăn hại. Sống làm gì cho chật đất, cho tí bã chó chết mẹ nó cho xong.”
Lại cãi nhau.
Tối đến, ông già chống gậy lẩy bẩy hỏi con dâu: “Có cơm chưa hả con?” Chị vợ ngồi trên ghế bành nói vọng về hướng phòng ngủ:: “Gớm, già cả thất nghiệp chả được tích sự gì chỉ giỏi vòi cơm. Sao chẳng làm gì mà nhanh đói thế. Muốn ăn thì lăn vào bếp, ai ở không đâu mà hầu hạ mấy người mãi?”
Anh chồng lồng lộn mở cửa phòng nhảy xổ về phía vợ: “Mày xỉa xói ông đấy à? Mẹ kiếp dù gì tao cũng là chồng mày nghe chưa con kia?
Và đánh nhau.
Sáng hôm sau, ông già sùi bọt mép nằm chết cong queo. Con chó già khập khiễng lại liếm liếm mặt rồi tru ư ử.
Tô cơm chó anh chồng trộn chiều qua để quên trên bếp vương vãi khắp sàn.
Võng quạt
6 tuổi, nhưng trưa đi học về, Bo vẫn thấy cố ngồi đung đưa trên chiếc võng trước hiên. Bo nói cố đi vào nhà cho muỗi đỡ cắn khi trời đã về chiều. Cố móm mém nói bằng giọng run run: “Nằm ngoài đây cho nó mát con ơi.” Bo tò mò leo lên nằm cạnh. Mát thiệt! Nó ngủ thiếp đi trong làn gió từ chiếc quạt nan.
15 năm trôi qua, cố vẫn ngồi đung đưa trên chiếc võng trước hiên. Cạnh bên là đồ tập đi dành cho bệnh nhân bằng inox. Mà đôi khi 4 trụ sắt bằng inox vẫn ko thể giúp con người ta tránh khỏi những cú trượt ngã.
Bo không còn leo lên võng nằm nữa. Nó ngồi cạnh bên, tay cầm chiếc quạt. Cố cười, nói vọng ra trong tiếng võng kẽo kẹt đưa: “Ngoài hiên bao giờ cũng mát.”
Bo vòng tay “Thưa cố con đi.” Ra tới cổng, nó ngoái đầu lại. Võng vẫn đưa, tay cố quờ quạng 2 bên tìm chiếc quạt Bo đã để cẩn thận trong lòng.
Nhiều năm trôi qua, chiếc võng thôi không đung đưa. Thiên hạ thôi không dùng những chiếc quạt nan.
Trời mát rồi lại nóng.
================================
Vô tâm
Tôi bảo em đừng để tình yêu trong tim mình dành cho tôi. Bởi tôi biết tình yêu trong tim tôi không dành cho em.
Em cười khì khì bảo có gì đâu, em vốn là người vô tâm mà. Rồi em đi.
-\-
Lần gặp lại đầu tiên, tôi đi cùng bạn gái. Em vẫn yêu tôi, vẫn cười và nói em vô tâm khi tôi hỏi lý do.
Không biết bao nhiêu năm tháng đã trôi từ lần gặp đó. Tôi sắp lấy vợ. Em đến dự, nhìn tôi cắt bánh khui champagne cùng với người con gái “không phải người bạn gái em đã gặp”. Em ra về khi tiệc chưa tàn, 1 mình cùng tình yêu bị tôi từ chối năm nào. Tối hôm đó, tôi nhận được cặp gối quà mừng đám cưới có tấm thiệp nhỏ ký tên “Vô Tâm”.
-\-
Tôi thu xếp làm thủ tục ly hôn vào mùa cây bàng trước nhà thay lá lần thứ 8. Em ngồi lặng lẽ ở hàng ghế phía dưới phiên tòa.
- Em còn yêu anh không? Tôi hỏi khi cùng em bước ra bật cửa.
– Còn.
– Em định yêu anh tới bao giờ?
Em nhìn vào mắt tôi, mỉm cười:
– Anh không hiểu sao? Vì em vô tâm nên em chưa bao giờ yêu anh bằng tình yêu trong trái tim mình cả.
Rồi em quay lưng, rảo bước và mất hút vào đám đông.
Chỉ còn 1 kẻ vô tâm đứng đó.
Là tôi.
================================
Cây đàn bỏ quên
Ngày Nu còn nhỏ, trên tường có cây đàn guitar lủng lẳng treo. Có lần Nu thấy ba lấy cây đàn xuống, phủi bụi, lên dây rồi treo lại chỗ cũ. Tình khúc của ba vang lên không có tiếng đàn.
Lần đầu Nu chạm vào cây đàn, sợi dây mỏng manh đứt phựt. Ba về, Nu cúi mặt, tay mân mê sợi dây đàn bị đứt. Ba không nói gì, chỉ bảo Nu đem treo cây đàn về chỗ cũ. Sợi dây đàn bị đứt mãi không được thay.
Một đêm khuya, tình khúc của ba ngân nga. Tiếng hát trong cơn say lè nhè vang vọng trong âm thanh trầm đục của cây guitar dây đã chùng, ai oán nỉ non như tiếng khóc.
Sáng hôm sau, cây đàn nằm chỏng chơ dưới đất. Cái thùng gỗ méo mó, mấy sợi dây đàn cong oằn. Ba kêu Nu quét nhà và đem đốt những mảnh vụn. Nu khệ nệ ôm cây đàn quăng vào giữa đống lửa đốt lá tre đang cháy sau hè. Trong tiếng lép bép lửa cháy, mùi nhựa ni lông khen khét bốc lên, có dáng ba đứng dựa vào cánh cửa sau nhà, nghêu ngao:
“Yêu tôi hay yêu đàn?
Yêu tôi hay yêu đàn?
Tình tang tính tính tình tang”
================================
Trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng
Tại 1 góc đường có 3 ngôi nhà.
Một ngôi nhà màu vàng kem chễm chệ ngay góc đại lộ. Đó là ngôi nhà của Đức Tin và Thánh Thần. Tại ngôi nhà ấy, kẻ ngoại đạo và con chiên cùng nhau rì rầm đọc kinh cầu nguyện vào mỗi tối thứ 5. Maya là trường hợp đặc biệt. Cô là 1 con chiên không ngoan đạo.
Ngôi nhà thứ hai là một ngôi nhà hình khối vuông lát đá theo kiểu kiến trúc hiện đại với những bụi cây được cắt tỉa gọn gàng. Phòng khách có chiếc grand piano màu nâu sẫm và một con mèo đen. Những đêm tối trời, con mèo đứng ngay đầu cầu thang dẫn xuống phòng Maya và kêu những tiếng rợn người. Từ khung cửa sổ, Maya nhìn ra khoảng đen dày đặc và thấy hai chấm tròn sáng rực lạc lõng.
Nhà dưỡng lão nằm nối tiếp ngôi nhà piano một cách kỳ quặc.
-|-
Một ngày đầu mùa xuân, Maya thấy một ông già đầu trọc râu ria xồm xoàm ngồi ở chiếc bàn trong sân với điếu thuốc hút dở dang. “Chào cô gái, cô tên gì?” “Maya, còn ông?” “Tom.”
Ngày thứ hai của mùa xuân, Maya thả bộ về nhà. Già Tom vẫn ngồi hút thuốc bên bệ cửa hỏi vọng ra: “Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” “Bình thường.”
Ngày thứ mười lăm của mùa xuân, Maya chạy băng giữa màn mưa. “Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” “Sũng nước và chết tiệt.”
Ngày đầu tiên của mùa hè, trời nắng ấm. “Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” “Piano và mì gói.”
Ngày thứ sáu mươi của mùa hè. “Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” “Sắp về nhà. Vui lắm.”
Ngày cuối mùa hè. “Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” “Không khóc được.”
Một ngày giữa tháng 11, trời đổ tuyết. Mùi khói thuốc quen thuộc thôi quyện vào không khí. Cái lạnh làm người ta không kịp dừng lại vì sợ hơi thở sẽ đóng băng.
Giáng Sinh, Maya gõ cửa ngôi nhà dưỡng lão với chiếc khăn choàng màu chocolate sữa đầy những mũi đan vụng về trên tay. Một người phụ nữ phúc hậu ra mở cửa, khe khẽ lắc đầu.
Maya lấy chiếc khăn choàng lên cổ. Đầu cầu thang dẫn xuống phòng, trên nền tuyết trắng xóa, một khối đen tuyền nằm đóng băng. Hai chấm tròn thôi không sáng rực lạc lõng.
“Hôm nay mọi chuyện sao rồi?” – Người bạn chung nhà giọng hớn hở với món quà xinh xắn trên tay.
“Giáng Sinh vui vẻ.”
================================
Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiền chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".
Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".
Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá ? "
Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".
.....Hãy học cách viết trên cát và đá ...
---------------------------------------
GIA ĐÌNH
Mấy năm trước, cháu được một tuổi rưỡi, nói bập bẹ, mới biết đi. Bà vỗ tay mừng cháu. Mẹ cười hạnh phúc.
Hai năm sau, cháu đã vào lớp một. Bà bị tai biến mạch máu não, nằm liệt gường, không nói được. Nụ cười hiếm thấy trên khuôn mặt mẹ.
Sau nhiều tháng điều trị, bà bỗng nói được, rồi bà chống gậy tập đi. Bà đi được, cháu vỗ tay mừng bà. Mắt đẫm lệ, mẹ cười.
-----------------------------------------
Chuyện của nội
Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...
....................................
Cổng trường
Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".
"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...
...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
-----------------------------------
Bà tôi
Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!
Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay.
Đám tang buồn.
Quê tôi có đội âm công lo nghi thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với lời lẽ thống thiết bi ai do ông tổng tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức tổng tiền hát cho bao nhiêu đám.
Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước. Nghe một người tự đưa tiễn linh hồn mình, mọi người dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
...............................
Cay
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.
Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
...............................................
Con nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: - Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời: - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng mẹ.
...............................................
Bão
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳg đc bao đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳg yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắg nhà, bảo vì côg việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóg gió, bão trog lòg chị.
...........................................
Mùi thơm hương bài
Ngoài sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu, tất cả để lại Hà Nội. Một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ.
Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng, đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt ngào để nuôi ông ăn học... Hai mái đầu bạc của hai mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài...
Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương...
(Sưu Tầm)
Giải phóng miền nam, nước nhà thống nhất, chính quyền mới được thành lập, thiếu trầm trọng nhân lực ngày đó đi làm công chức chả phải thi cử bằng cấp gì, cứ có ông cán bộ cách mạng nào đó giới thiệu, gia đình bần cố nông không dính liếu chế độ cũ thì kiểu gì cũng có một việc con con để làm. Chị đi theo một người quen của ba lên thị xã cũng chỉ đơn giản như vậy. Nhà nghèo, đất nước tang hoang, bầy con nheo nhóc, chị là chị cả, đi làm kiếm được đồng nào hay đồng đó. Văn phòng Tỉnh ủy mới thành lập tuềnh toàng rách nát sáng đi làm tạp vụ, trưa chiều đi tăng gia tăng vụ kiếm cái ăn, tối về lại bồi dưỡng nghiệp vụ, một ngày của chị là như thế chả có tiền lương. Đất nước còn nghèo, lương cán bộ còn chưa có đào đâu ra lương cho người đang học nghiệp vụ. Chẳng thế mà đi cùng đợt với chị có dăm bảy người chưa tới nữa năm họ về nhà ráo trọi.
Đất nước bắt đầu ổn định, chưa giàu nhưng cũng đủ ăn, cơ quan bây giờ bao ăn và cuối tháng còn có chút tiền lương nữa. Người ta lại đổ xô nhau xin vào làm nhà nước, được vào biên chế. Lúc này vào nhà nước phải làm lý lịch, phải kê khai phải thẩm tra xét duyệt phải tư tưởng chính trị rõ ràng, người ta cũng nô nức đi làm lý lịch. Trong lý lịch có phần điền nguyện vọng phân công công tác, mọi người cố gắng ghi thật nhiều mỹ từ để chứng tỏ mình lập trường vững vàng lý tưởng vững mạnh. Nào là "Hiến dâng cho Đảng", "Cống hiến cho lý tưởng", "Dốc sức cho tổ quốc". Chị thì chả biết ghi gì phần lý lịch chi ghi nguyện vọng: "Làm việc cho đất nước, để nhà bớt miệng ăn"
Khoảng cách
Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:
- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
-------------------------------------------------
Quạnh quẽ
Bố thân gà trống, vật lộn với vài công đất nuôi chị em tôi ăn học. Căn nhà rách nát, bảo làm lại, bố xua tay:
- Làm chi rứa? Để dành tiền bọn mi đi học.
Ngày qua...
Chị Hà ra trường, đi làm, thư về:
- Con gởi ít tiền, bố sửa lại căn nhà. Cuối năm, con lấy chồng, nhà cửa rách nát quá, họ coi thường...
... Đám cưới xong, chị theo chồng, chúng tôi đi học xa.
Giỗ mẹ lần thứ 11, chị em tôi về nhà. Ngôi nhà gạch mới xây lạnh tanh, không còn ấm cúng như căn nhà lá ngày xưa.
---------------------------------------------------
Lệ trần
Chuyện kể rằng, ở miền nọ có chàng trai, cô gái yêu và thương nhau rất nhiều.
Họ quấn quýt bên nhau, vui cười hạnh phúc như chẳng có thứ gì có thể chia lìa đôi lứa.
Nhưng rồi một ngày, cô gái chết đi, để lại chàng trai trong muôn vàn xót thương.
Chàng khóc. Chàng khóc ngày này qua ngày khác, người đời mủi lòng, khuyên nhủ chàng nên để ký ức được ngủ yên. Nhưng chàng vẫn khóc, khóc rất nhiều.
Rồi một đêm, trong giấc mơ, chàng thấy mình đứng trước ngưỡng cửa thiên đường. Có rất nhiều các cô gái trong trang phục dạ hội lộng lẫy, trên tay cầm những ngọn nến lung linh, huyền ảo. Và chàng thấy người yêu chàng, cũng áo quần lộng lẫy, cũng ngọn nến trên tay, nhưng nến tắt.
Chàng hỏi:
- Sao em không thắp nến lên?
Nàng rơi lệ:
- Mỗi lần em chưa kịp thắp lên thì nước mắt anh lại rơi xuống. Van anh, xin anh đừng khóc nữa!
*** Nếu lỡ mất đi người thân yêu nhất, bạn chọn cố gắng sống hạnh phúc để người đó được an nghỉ hay mãi chìm trong khổ đau của cả hai? ***
--------------------------------------------------
Mắt mẹ.
Suốt thời gian thơ ấu,và cả khi lớn lên,lúc nào tôi cũng ghét mẹi.Lí do chính có lẽ vì mẹ chỉ có một con mắt...Bà làm tôi thấy xấu hổ với bạn bè.Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,thoát khỏi người mẹ làm nghề nấu ăn,người mẹ có một mắt khiến tôi luôn bị chê cười ấy...
18 tuổi,tôi có được học bổng du học Singgapore...
Nhiều năm sau....tôi lập gia đình,mua nhà và có mấy đứa con.Tôi nói với mọi người rằng tôi mồ côi từ nhỏ,tôi hài lòng với cuộc sống,vợ con và những tiện nghi vật chất mà tôi có ở Singapore.Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ,thỉnh thoảng lén vợ gửi về 1 ít tiền...tự nhủ như thế là đủ...
Một ngày kia,mẹ bất chợt đến thăm.Khi nhìn thấy bà già lam lũ,1 mắt trước cửa...lũ con tôi có đứa cười nhạo.đứa hoảng sợ..tôi nhìn mẹ,giận dữ"Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ,đi khỏi đây ngay"-"Ô, xin lỗi ông,tôi..tôi nhầm địa chỉ"..
2 tháng sau,lớp cũ họp lớp,tôi về nước.Sau buổi họp mặt,tôi ghé qua căn nhà của mẹ,vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ..Mẹ đã mất vài ngày trước đó,được hàng xóm mai táng.Tôi không nhỏ lấy một giọt nước mắt,cho đến khi cầm trên tay lá thư của mẹ:
"Con yêu,mẹ xin lỗi vì đã từng làm con xấu hổ với bạn bè,mẹ cũng xin lỗi vì đã sang Singgapore thăm con.Nhưng con biết không..hồi con còn nhỏ,có một vụ tai nạn xảy ra,con bị mất 1 mắt..nên mẹ đã cho con..một con mắt của mẹ.Mẹ không bao giờ hối hận vì điều ấy,vì con đã nên người,con hạnh phúc..và con có thể nhìn thấy cả thế giới bằng con mắt của mẹ.thay cho mẹ
Mẹ yêu con lắm!"
Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:
- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
-------------------------------------------------
Quạnh quẽ
Bố thân gà trống, vật lộn với vài công đất nuôi chị em tôi ăn học. Căn nhà rách nát, bảo làm lại, bố xua tay:
- Làm chi rứa? Để dành tiền bọn mi đi học.
Ngày qua...
Chị Hà ra trường, đi làm, thư về:
- Con gởi ít tiền, bố sửa lại căn nhà. Cuối năm, con lấy chồng, nhà cửa rách nát quá, họ coi thường...
... Đám cưới xong, chị theo chồng, chúng tôi đi học xa.
Giỗ mẹ lần thứ 11, chị em tôi về nhà. Ngôi nhà gạch mới xây lạnh tanh, không còn ấm cúng như căn nhà lá ngày xưa.
---------------------------------------------------
Lệ trần
Chuyện kể rằng, ở miền nọ có chàng trai, cô gái yêu và thương nhau rất nhiều.
Họ quấn quýt bên nhau, vui cười hạnh phúc như chẳng có thứ gì có thể chia lìa đôi lứa.
Nhưng rồi một ngày, cô gái chết đi, để lại chàng trai trong muôn vàn xót thương.
Chàng khóc. Chàng khóc ngày này qua ngày khác, người đời mủi lòng, khuyên nhủ chàng nên để ký ức được ngủ yên. Nhưng chàng vẫn khóc, khóc rất nhiều.
Rồi một đêm, trong giấc mơ, chàng thấy mình đứng trước ngưỡng cửa thiên đường. Có rất nhiều các cô gái trong trang phục dạ hội lộng lẫy, trên tay cầm những ngọn nến lung linh, huyền ảo. Và chàng thấy người yêu chàng, cũng áo quần lộng lẫy, cũng ngọn nến trên tay, nhưng nến tắt.
Chàng hỏi:
- Sao em không thắp nến lên?
Nàng rơi lệ:
- Mỗi lần em chưa kịp thắp lên thì nước mắt anh lại rơi xuống. Van anh, xin anh đừng khóc nữa!
*** Nếu lỡ mất đi người thân yêu nhất, bạn chọn cố gắng sống hạnh phúc để người đó được an nghỉ hay mãi chìm trong khổ đau của cả hai? ***
--------------------------------------------------
Mắt mẹ.
Suốt thời gian thơ ấu,và cả khi lớn lên,lúc nào tôi cũng ghét mẹi.Lí do chính có lẽ vì mẹ chỉ có một con mắt...Bà làm tôi thấy xấu hổ với bạn bè.Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,thoát khỏi người mẹ làm nghề nấu ăn,người mẹ có một mắt khiến tôi luôn bị chê cười ấy...
18 tuổi,tôi có được học bổng du học Singgapore...
Nhiều năm sau....tôi lập gia đình,mua nhà và có mấy đứa con.Tôi nói với mọi người rằng tôi mồ côi từ nhỏ,tôi hài lòng với cuộc sống,vợ con và những tiện nghi vật chất mà tôi có ở Singapore.Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ,thỉnh thoảng lén vợ gửi về 1 ít tiền...tự nhủ như thế là đủ...
Một ngày kia,mẹ bất chợt đến thăm.Khi nhìn thấy bà già lam lũ,1 mắt trước cửa...lũ con tôi có đứa cười nhạo.đứa hoảng sợ..tôi nhìn mẹ,giận dữ"Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ,đi khỏi đây ngay"-"Ô, xin lỗi ông,tôi..tôi nhầm địa chỉ"..
2 tháng sau,lớp cũ họp lớp,tôi về nước.Sau buổi họp mặt,tôi ghé qua căn nhà của mẹ,vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ..Mẹ đã mất vài ngày trước đó,được hàng xóm mai táng.Tôi không nhỏ lấy một giọt nước mắt,cho đến khi cầm trên tay lá thư của mẹ:
"Con yêu,mẹ xin lỗi vì đã từng làm con xấu hổ với bạn bè,mẹ cũng xin lỗi vì đã sang Singgapore thăm con.Nhưng con biết không..hồi con còn nhỏ,có một vụ tai nạn xảy ra,con bị mất 1 mắt..nên mẹ đã cho con..một con mắt của mẹ.Mẹ không bao giờ hối hận vì điều ấy,vì con đã nên người,con hạnh phúc..và con có thể nhìn thấy cả thế giới bằng con mắt của mẹ.thay cho mẹ
Mẹ yêu con lắm!"
------------------------------------------------
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán Chó Con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đo,ù có một cậu bé xuất hiện. "Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?" cậu bé hỏi.
Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50."
Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2.37," cậu nói, "cháu có thể coi chúng được không?"
Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy?"
Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. "Cháu muốn mua con chó con đó."
Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn."
Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền."
Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."
Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ
- "Vâng, cháu cũng không chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!"
Bạn Có Nghèo Không?
Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến một nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. "Đây là là một cánh để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình." - người cha nghĩ đó là bài học thực tế tố cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: " Chuyến đi như thế nào hả con ?"- Thật tuyệt vời bố ạ !-Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !-Ô, vâng.-Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?Đứa bé không ngần ngại:-Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn ***g vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm.Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phải phục vụ người khác. Chùng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra nững thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở lẫn nhau...Đến đây người cha không nói gì cả."Bố ơi, con đạ biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.."- cậu bé nói thêm.Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì chúng ta đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đứng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
------------------------------------------
Nghịch Lý
Thanh minh.Bàn chuyện cải mộ mẹ,anh Hai nói:
-Tôi góp một phần.
-Tôi một phần
...
-Tôi cũng một phần.
Thím Tư chen vào,nửa đùa nửa thật:
-Chú út hai phần mới phải,anh Tư đâu hưởng gì đâu.
Chợt nhớ,lúc nhỏ,mấy anh em ngủ chung với mẹ.Đêm,muỗi vào mùng,mẹ không đập,sợ hụt,cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con.
Ôi,tình yêu của mẹ là thế...có chia phần bao giờ đâu.
Tác giả:Văn Triều
Đi thi
Tác giả: Ngô Thị Thu Vân
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
----------------------------------
Đám tang buồn
tác giả: Nguyễn Đông Phương
Quê tôi có đội âm công lo nghi thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với lời lẽ thống thiết bi ai do ông tổng tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức tổng tiền hát cho bao nhiêu đám.
Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước. Nghe một người tự đưa tiễn linh hồn mình, mọi người dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
--------------------------------
Viết cho cha
tác giả: Minh Tú
Con xin tiền đóng học phí học thêm Anh văn. Cha nói để cha tính. Mấy ngày sau cha mới có tiền đưa con.
Một lần trốn học, lũ bạn rủ con đi uống nước.
Ngồi trong quán, con giật mình khi thấy dáng một người rất quen: cha của con. Cha chạy xe ôm sau giờ làm việc. Con trách mình sao quá vô tâm
-------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét