Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019


Người viết thì ít, nghề viết thì bạc, dăm ba con chữ không dễ đổi được bữa ăn sáng. Mệt mỏi vung ra vài dòng nhàm chán, từ ngữ chẳng màng chau chuốt chỉnh chu, cũng là cái phận có cái thú vui không nuôi nổi thân chỉ cứ thẩn thờ vật vờ mỗi ngày không gì mới.
Người đọc thì nhiều, nhiều đến tạp nham, nhìn không tinh, không chọn lọc, không biết xét nét, chỉ bới móc, nữa vời cảm, nữa vời diễn giải hiểu không đúng đề.
Không theo nghiệp viết được, lấy nghiệp thì phải ăn, uống, ngủ, nghỉ, phải trăn trở, phải sống còn, phải toàn tâm toàn ý với nó. Khó lắm, tuổi đời không bao nhiêu, kinh nghiệm chẳng đủ nhiều, suy nghĩ chưa đủ chín. Ấy vậy mà trong khi mình còn nhác tay chưa dám lỗ mãng vẽ vời thì bao ấn phẩm sách báo láo nháo cứ in cứ xuất bản rồi tái bản hàng ngàn hàng vạn ba cái thứ lệch lạc vô bổ tiêm nhiễm những tư duy độc hại ngập các kệ thư viện, nhà sách, siêu thị.
Người viết thì ít, ít vì cần có tâm, viết cần có trách nhiệm, không có thì vẫn viết được, nhưng viết cho ra cái gọi là "người viết" không dễ nên không tính. Kẻ viết thì nhiều, nhiều đến mức người viết chẳng muốn đọc nhiều nữa... rồi cũng không hứng thú buồn viết luôn. Cái đáng đọc, càng khó tìm, càng hiếm hoi vì vậy!
Nguồn: Từ Facebook : Tran Son FB


Lũ trẻ thì có quá nhiều câu hỏi, người lớn thì im lặng chẳng biết đâu đúng sai, người già lại hay bay vẽ những gì mình đã từng "không làm" cho người khác... thế ở đâu mới là trưởng thành?
Có lẽ không có gì là trưởng thành cả, chỉ có thời điểm khi mà áp lực cuộc sông đập vào mặt bạn và bạn nhận ra nó không phải màu hồng, bạn sống khác đi, suy nghĩ khác đi, hành động khác đi. Và luôn khác mỗi ngày một cách khác, cho đến lúc cuộc sống thôi tìm cái bản mặt bạn mà đập nữa.
... có thể là nó đập bạn chết rồi, hoặc có thể nó tìm thấy một cái bản mặt khác gợi đòn hơn bạn.

Nguồn: Từ Facebook : 

  Bài viết này khá hay, mong các cậu có thể đọc tới cuối. Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp. Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu...